@manhng

Welcome to my blog!

Hang Động

April 3, 2022 11:52

Hang Động (edit)

Du lịch Đà Lạt

Đến với thành phố ngàn hoa với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn nhưng không kém phần quyến rũ. Nếu bạn yêu du lịch Việt Nam thì chắc chắn tour du lịch Đà Lạt là một trong những hành trình tuyệt nhất mà bạn có được, đây cũng là thiên đường nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều cặp đôi.

Đăng kí tour Đà Lạt để khám phá những rừng thông đại ngàn, những vườn hoa quanh năm khoe sắc thắm, để cảm nhận 4 mùa xuân hạ thu đông trong cùng một ngày, thưởng thức hoa quả tươi ngon, những món ăn đặc sản ngon hiếm có khó tìm...

Những địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng: Quảng trường Lâm Viên, Núi Lang Biang, Thung lũng Tình Yêu, Đồi Chè Cầu Đất, Thác Datanla, Nhà Ga xe lửa cổ Đà Lạt, Hồ Tuyền Lâm, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Rừng Thông,...

Du lịch Hang Động Việt Nam

8 hang động nổi tiếng nhất Việt Nam (didulich.net)

Du lịch miền Tây

Tour du lịch miền tây * Du lịch TNBTravel

Du lịch xuyên Việt

 

Tour du lịch xuyên Việt khởi hành từ Hà Nội 9N8Đ trọn gói (vietnambooking.com) (Hà Nội ... Hà Nội)

Tour du lịch Xuyên Việt (15 ngày 14 đêm) | intour.com.vn (Sài Gòn ... Sài Gòn)

Kinh nghiệm du lịch xuyên Việt cơ bản và quan trọng (dulich9.com)

Du lịch xuyên Việt 2022 đối với nhiều người đó chỉ là ước mơ, bởi lẽ hành trình du lịch này đòi hỏi bạn phải là người có kinh phí, bản lĩnh và kiên trì. Hy vọng, với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch xuyên Việt tổng hợp qua chuyến đi thực tế của một số phượt thủ và làm thế nào để có tour xuyên Việt hoàn hảo dưới đây, sẽ giúp bạn có chuyến đi an toàn và trọn vẹn nhất.

Kinh nghiệm du lịch xuyên Việt 2022

Bạn có thể kéo xuống dưới cùng của trang để xem thông tin du lịch tất cả các tỉnh ở Việt Nam từ bắc vào nam được dulich9.com cung cấp rất đầy đủ.

Kinh nghiệm du lịch xuyên Việt

Du lịch xuyên Việt

Lựa chọn điểm đến phù hợp nhất

Để có chuyến du lịch xuyên Việt trọn vẹn nhất, các bạn nên chuẩn bị trước kế hoạch về địa điểm nên đi những đâu, quỹ thời gian và kinh phí. Thông thường một chuyến du lịch xuyên Việt kéo dài từ 10 đến 30 ngày và đi qua từ 10 đến 15 địa điểm.

Nếu du lịch xuyên Việt bằng xe máy các bạn nên tính toán xem chiều về mình có thể tiếp tục được không hay di chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay để tiết kiệm thời gian cũng như công sức.

Du lịch xuyên Việt bằng xe máy

Du lịch xuyên Việt bằng xe máy

Một số lịch trình các bạn có thể tham khảo:

  • Hà Nội – Chùa Hương – Sapa – Yên Tử – Hạ Long – Tam Cốc – Bái Đính – Phong Nha – La Vang – Huế – Bạch Mã – Đà Nẵng – Hội An – Quy Nhơn – Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – Sài Gòn – Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang- Sài Gòn ( 26 ngày)
  • Hà Nội – Hạ Long – Lào Cai – Sa Pa – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Sài Gòn – Mỹ Tho – Cần Thơ – Cái Răng – Thành phố Hồ Chí Minh ( 14 ngày 13 đêm)
  • Hà Nội – Huế – Đà Nẵng – Nha Trang – Đà Lạt – Sài Gòn – Đồng bằng sông Cửu Long – Hà Nội ( 13 ngày 12 đêm)
  • Hà Nội – Hạ Long – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Sài Gòn (12 ngày 11 đêm)
  • Hà Nội – Hạ Long – Đà Nẵng – Hội An – Huế – Tp Hồ Chí Minh – Đồng bằng sông Cửu Long ( 8 ngày 7 đêm)

Tính toán thời gian sao cho phù hợp để du lịch xuyên Việt

Trước khi đi bạn nên căn chỉnh và sắp xếp thời gian sao cho phù hợp nhất. Để đảm bảo an toàn các bạn nên khởi hành sớm và tới điểm nghỉ trước khi trời tối, lưu ý không nên đi vào ban đêm. Để tránh tình trạng hết xăng nơi hoang vắng, bạn nên đổ đầy bình xăng trước khi đi.

Chuẩn bị hành lý cần thiết khi du lịch xuyên Việt

Chuẩn bị hành lý cần thiết khi du lịch xuyên Việt

Hành lý cần thiết khi du lịch xuyên Việt

Theo kinh nghiệm du lịch xuyên Việt tự túc và suôn sẻ nhất, hành lý chuẩn bị nên mang gọn nhẹ, đơn giản, chỉ nên mang theo những vật dụng cần thiết. Ngoài máy ảnh, sách hướng dẫn du lịch, túi đựng khi trời mưa…các bạn cũng nên chuẩn bị thuốc hạ sốt, đau bụng hay thuốc dị ứng, dầu gió.

Chú ý vấn đề thời tiết để du lịch Xuyên Việt

  • Trước khi đi bạn nên chú ý theo dõi thời tiết trên các chương trình truyền hình và phát thanh.
  • Chuẩn bị các vật dụng thích ứng với thời tiết bất thường như áo ấm hoặc áo mưa…
  • Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc sau mỗi chặng đường để hồi phục sức khỏe.
  • Nếu thấy cơ thể mệt hoặc yếu nên nghỉ ngơi khỏe hẳn rồi mới tiếp tục hành trình.

Nơi lưu trú khi du lịch xuyên Việt

Thông thường gần các điểm du lịch đều có nhiều nhà nghỉ, khách sạn hay nhà trọ bình dân, để tiết kiệm chi phí các bạn có thể thuê nhà trọ giá rẻ bình dân ở ven đường. Nếu có người thân quen ở địa phương nên nhờ họ tư vấn và giúp đỡ. Trước khi thuê phòng các bạn nên kiểm tra về chất lượng, an ninh xung quanh cũng như giá cả phù hợp.

Để đặt phòng tiện lợi và an toàn khi du lịch xuyên Việt các bạn có thể đặt tại Agoda.com.

 Những cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt

Cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt

Kinh nghiệm ăn uống khi du lịch xuyên Việt

Về kinh nghiệm ăn uống khi du lịch xuyên Việt, cần lưu ý khi sử dụng các thực phẩm ở địa phương khác. Không nên ăn các loại thực phẩm lạ, sống hoặc chín tái vì có thể đau bụng ảnh hưởng tới hành trình của bạn.

Hạn chế sử dụng các loại nước lạnh, đồ uống có gas và cồn sẽ ảnh hưởng tới tay lái của bạn. Không nên ăn quá đầy bụng. Một số món ăn địa phương các bạn có thể tham khảo như: chè (Huế), bánh tráng thịt heo (Đà Nẵng), cháo lươn (Nghệ An), bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc…(Quảng Bình), cơm gà (Quảng Nam), Cua huỳnh đế (Bình Định)…

 Những cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt

Những cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt

Theo kinh nghiệm ăn uống giá rẻ khi du lịch xuyên Việt, khi lựa chọn quán ăn ven đường các bạn nên vào những quán có nhiều xe tải dừng ăn. Không nên lựa chọn những hàng quán có xe khách dừng chân, vì những người đi xe tải thường biết chọn quán ăn ngon và rẻ hơn.

Danh sách những quán ăn ngon ở từng địa phương được chia sẻ rất nhiều trên mạng, trước khi đi các bạn nên tham khảo và ghi chú lại điều đó rất có lợi cho các bạn.

Đọc thêm

Hy vọng, với những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch xuyên Việt đầy đủ và chi tiết về đi lại, ăn uống, nơi lưu trú và những cung đường quen thuộc khi du lịch xuyên Việt ở trên. Có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất cho chuyến đi của mình.

Du lịch

May 19, 2017 09:39

Những điểm du lịch nên đến ở Việt Nam:

  1. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
  2. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế)
  3. Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)
  4. Hội An (Đà Nẵng)
  5. Phú Quốc (Kiên Giang)
  6. Mũi Né (thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận)
  7. Đà Nẵng
  8. Nha Trang
  9. Cà Mau
  10. Hà Giang
  11. Thanh Hóa
  12. Hải Phòng
  13. Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
  14. Tràng An (Ninh Bình)
  15. Phú Yên
  16. Sa Pa (Lào Cai - Phan Si Păng)
  17. Hồ Ba Bể (Bắc Cạn)
  18. Cô Tô (Quảng Ninh)
  19. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng)
  20. Mộc Châu (Sơn La)
  21. Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng)
  22. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nắng)
  23. Đảo Nam Du (Kiên Giang)
  24. Hang Sơn Đoòng (Bố Trạch, Quảng Bình)
  25. Buôn Mê Thuột

Những món đồ thiết yếu khi đi du lịch

May 16, 2017 23:04

Lâu lâu rồi cả nhà mới có một chuyến đi nghỉ. Bạn loay hoay vì không biết sắp xếp thế nào đồ đạc mang theo? Hãy tham khảo danh sách đồ dưới đây nhé.

8 lưu ý cho một chuyến đi du lịch
Balo hay vali

1. Lên lịch, kiểm tra địa điểm, các điểm chơi và tình hình thời tiết

Một túi thuốc nhỏ không bao giờ thừa

Máy sấy tóc giúp bạn và trẻ rất nhiều

Máy ảnh lưu giữ kỉ niệm

Trang phục gọn gàng, thoải mái

Kính râm tốt cho mắt bạn

Dép tông đi vào buổi tối

Bộ trang điểm gọn nhẹ

Kim chỉ

Giày đi lại tiện lợi

Bàn chải cho bé yêu

- Đây là việc đầu tiên mà bạn phải nghĩ tới khi chuẩn bị cho một chuyến đi. Biết được các điểm cần đến trong địa phương sẽ giúp bạn không quá bỡ ngỡ khi đến nơi.

- Chọn thời điểm trong năm để đi cũng rất quan trọng. Thường các chuyến đi sẽ vào mùa hè hay vào dịp nghỉ Lễ, Tết. Để đảm bảo, bạn nên đặt phòng khách sạn trước, liên hệ phương tiện đi lại, mua sẵn vé tàu hoặc vé máy bay cho cả hai chiều đi và về.

- Tìm hiểu thời tiết ở nơi này sẽ giúp bạn có phương án mang đồ cần mang theo.

Lưu ý: Tránh đi vào mùa mưa bão hay trong thời tiết quá lạnh

2. Giấy tờ tùy thân

- Tiền bạc đầy đủ.

- Nếu bạn ra nước ngoài thì nên đổi trước đồng tiền của nước đó tại nhà để khi sang có thể dùng ngay

- Hộ chiếu và chứng minh thư

- Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)

- Bản sao giấy khai sinh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)

- Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)

- 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)

- Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)

- Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)

- Sổ tay nhỏ ghi chép những địa chỉ, số điện thoại có thể liên lạc nếu bạn có việc

Lưu ý: Các giấy tờ này bạn nên cất gọn gàng trong túi đeo bên người để tiện việc trình báo và cẩn thận khi ở nơi đông người

8 lưu ý cho một chuyến đi du lịch
8 lưu ý cho một chuyến đi du lịch

3. Đồ điện tử mang theo

- Điện thoại di động

- Máy chụp ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ

- Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin

- Đồ sạc pin cho điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop

- Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)

- Máy sấy tóc nhỏ, tiện và gọn

Lưu ý: Bạn nên xếp gọn trong túi chống thấm nước.

4. Thuốc men

- Thuốc tiêu hóa, tiêu chảy

- Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt

- Kem chống nắng, chống nẻ, chống dị ứng

- Kem chống côn trùng

- Dầu gió

- Vitamin C, B1

- Băng cứu thương, gel

- Thuốc chống say xe/máy bay/tàu

- Các loại thuốc đặc trị tùy theo nhu cầu của từng người

- Thuốc cho trẻ

Lưu ý: Bạn nên để nơi dễ lấy trong hành lý

5. Trang phục: Tùy theo số ngày và nơi bạn đến để mang đồ cho phù hợp

- Mũ có vành và có thể gấp gọn trong túi

- Kính mát

- Bịt mặt

- Áo thun thoải mái và thuận tiện, chất liệu không phải là càng tốt

- Quần dài, quần short, váy

- Quần áo ngủ (pijama)

- Giày thể thao và 1 đôi dép

- Đồ lót

- Tất, găng tay, khăn choàng, áo ấm, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

Lưu ý: Quần áo nên để trong túi nilon trước khi cho vào vali, tránh mùi tàu xe

6. Đồ dùng vệ sinh cá nhân:

- Bàn chải, kem đánh răng, lược, khăn mặt

- Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt

- Kem và đồ dùng cạo râu cho nam

- Dung dịch súc miệng

- Mỹ phẩm: nên mang bằng những lọ nhỏ, gọn

- Keo xức tóc

- Dung dịch tẩy trang

Lưu ý: Mang theo bằng những lọ nhỏ, để ở ngăn ngoài của balo hoặc vali

7. Các đồ dùng khác:

- Túi đeo ngang vai đựng các đồ cần thiết và quan trọng

- Balô, vali đựng đồ

- Tạp chí, sách giải trí

- Giấy ghi chú, viết

- Bản đồ, sách hướng dẫn các điểm cần đến

- Túi kim chỉ, khuy...

- Túi nilon đựng đồ bẩn, túi nôn

- Bộ bài, đôminô, cờ tướng

- Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)

- Mặt nạ che mắt khi ngủ

- Gối ngủ (trên xe, máy bay)

- Con dao nhỏ để gọt hoa quả

- Bật lửa cho chàng

- Một chiếc chăn mỏng

- Quần áo đi mưa, ô hoặc mảnh mưa

- Đồ ăn vặt: một chút bánh trái, nước uống, socola, kẹo caosu

Lưu ý: Các vật nhọn khi bạn mang theo, nhớ để trong hành lý kí gửi.

8 lưu ý cho một chuyến đi du lịch
8 lưu ý cho một chuyến đi du lịch

8. Với trẻ nhỏ:

- Khăn lông

- Khăn giấy ướt (hộp)

- Tã giấy

- Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)

- Túi địu bé sau lưng/trước ngực

- Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ

- Dầu, phấn trẻ em

- Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)

- Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái

- Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em

- Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé

- Giầy & dép

- Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)

- Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân

Lưu ý: Cẩn thận với đồ cho trẻ, mang những thứ cần thiết và tiện dụng nhất

Chúc gia đình bạn có một chuyến đi vui vẻ và nhiều niềm vui!

Mang theo những gì khi đi du lịch?

May 16, 2017 22:56

Mang theo những gì khi đi du lịch

 

Một chuyến du lịch thành công thường bắt đầu với một danh sách chuẩn bị các đồ dùng cần thiết mang theo.

 

Với danh sách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị, bớt mệt mỏi khi xếp hành lý, và an tâm rằng bạn sẽ không quên một thứ đồ dùng nào – cần thiết và quan trọng cho chuyến du lịch của bạn. Danh sách đồ dùng sẽ giúp bạn xắp xếp nhanh, ngăn nắp, và ngăn bạn bỏ vào vali những thứ bạn không cần hay quá nặng cho một chuyến du lịch.

Danh sách đồ dùng đặc biệt cần thiết khi bạn có chuyến du lịch đầu tiên đến một nơi hoàn toàn mới. Nhiều đồ dùng bạn cần mà không mang theo, bạn lại không có đủ thời gian hay tiền bạc để đi mua trong chuyến du lịch của mình.

  Ngoài ra, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị mất hành lý. Mất hẳn. Nếu bạn có danh sách đồ dùng mang theo, hoặc còn danh sách này ở nhà, bạn sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để làm các thủ tục cớ mất hành lý, tài sản của mình.

DANH SÁCH ĐỒ DÙNG MANG THEO DU LỊCH

Tiền bạc & Giấy tờ

  • Vé máy bay du lịch (nếu bạn là Việt Kiều cần mang vé máy bay khứ hồi về nước đang sinh sống)
  • Giấy/số xác nhận nếu mua vé máy bay qua mạng
  • Hộ chiếu có visa (nếu cần)/Thẻ chứng minh nhân dân
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
  • Bản sao giấy khai sanh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu, CMND)
  • Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
  • Thẻ khách hàng thường xuyên/ưu đãi của hãng hàng không (Frequent flyer/frequent guest cards)
  • 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất hộ chiếu)
  • Voucher/coupon/các loại vé (khi book các dịch vụ)
  • Tiền mặt/thẻ ATM
  • Ngoại tệ/thẻ tín dụng/ thẻ Saigontourist Premium Travel có chức năng thanh toán quốc tế MasterCard (khi đi du lịch nước ngoài)
  • Các địa chỉ email cần thiết
  • Bản sao tiền sử bệnh án (nếu cần)
  • Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành lý)
  • Chương trình – thông tin hướng dẫn du lịch của Saigontourist
  • Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)

Thiết bị điện, điện tử:

  • Điện thoại di động
  • Máy chụp ảnh (phim, kỷ thuật số), pin, sách hướng dẩn sử dụng
  • Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
  • Máy quay phim, băng/disk để ghi hình
  • Máy xem phim DVD mini, đĩa phim DVD
  • Đồ sạc pin điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
  • Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
  • Laptop (nếu cần thiết)

Thuốc men:

  • Thuốc tiêu hóa
  • Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
  • Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
  • Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
  • Kem chống dị ứng da 
  • Vitamins
  • Băng cứu thương
  • Thuốc/biện pháp tránh thai
  • Thuốc chống say xe/máy bay/tàu

Các đồ dùng khác:

  • Túi đeo, balô, vali  để đựng giấy tờ cần thiết, vé máy bay, hộ chiếu, tiền
  • Chìa khóa, ổ khóa hành lý (du lịch Mỹ phải có ổ khóa được cho phép)
  • Tạp chí, sách
  • Giấy ghi chú, viết 
  • Bản đồ, sách hướng dẫn 
  • Tự điển ngoại ngữ/ hội thoại thông dụng
  • Túi kim chỉ, nút (sewing kit)
  • Túi nôn
  • Máy tính đổi tiền
  • Bao plastic đựng quần áo đã sử dụng
  • Thuốc lá (nếu bạn hút thuốc. Mang ít hoặc không mang thì tốt hơn!)
  • Dụng cụ thể thao (vợt tennis, gậy đánh golf, đồ tắm…)
  • Bộ bài, đôminô, cờ tướng
  • Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
  • Mặt nạ che mắt khi ngủ
  • Gối ngủ (trên xe, máy bay)
mang theo những gì cho chuyến du lịch này

Thỏa sức du lịch

NẾU BẠN LÀ NAM?

Trang phục: 

  • Áo shơ-mi ngắn tay/ dài tay 
  • Áo thun ngắn tay/dài tay
  • Quần dài, short 
  • Quần áo thể thao
  • Quần áo ngủ (pijama)
  • Giày thể thao, sandals
  • Nón 
  • Đồ lót
  • Dây nịt (thắt lưng)
  • Áo vest, giày da, vớ, cravat, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • Khăn choàng cổ, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)

Đồ dùng vệ sinh cá nhân:

  • Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • Dầu gội, tắm nam
  • Kem và đồ dùng cạo râu
  • Dung dịch súc miệng
  • Keo xức tóc

NẾU BẠN LÀ NỮ?

Trang phục: 

  • Áo shơ-mi ngắn tay/dài tay
  • Áo thun ngắn tay/dài tay
  • Quần áo lót
  • Quần áo ngủ
  • Váy dài, ngắn
  • Giày thể thao, sandals
  • Quần dài, short
  • Nón rộng vành
  • Vớ
  • Đồ trang sức – vòng, đeo cổ, đeo tay, kẹp, dây buộc tóc
  • Trang phục công sở, giày da, vớ, tài liệu, business card (khi kết hợp hội nghị, công tác)
  • Khăn choàng, nón, găng tay, áo quần ấm sát người, áo lạnh, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
  • Đồ dùng vệ sinh, cá nhân:
  • Bàn chải, kem đánh răng, lược
  • Dầu gội, tắm nữ 
  • Dung dịch súc miệng 
  • Mỹ phẩm
  • Keo xức tóc
  • Bàn ủi du lịch
  • Dung dịch tẩy trang
  • Tampons

NẾU BẠN CẦN CHUẨN BỊ ĐỒ CHO TRẺ EM ĐI CÙNG (CON, EM, CHÁU)? 

  • Khăn lông
  • Khăn giấy ướt (hộp) 
  • Tả giấy 
  • Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm) 
  • Tấm trải không thấm nước 
  • Ghế của bé trên xe (nếu bạn đi bằng xe riêng) 
  • Nôi, xe đẩy 
  • Túi địu bé sau lưng/trước ngực 
  • Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ 
  • Dầu, phấn trẻ em
  • Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
  • Túi đựng đồ sử dụng, đựng tả giấy sử dụng…
  • Phao, kính mát, nón, kem chống nắng, chống côn trùng, đồ tắm 
  • Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái 
  • Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em 
  • Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé 
  • Bình, ly uống nước, muỗng, tô/chén có nắp
  • Nước đóng chai cho bé 
  • Thức ăn nhẹ 
  • Truyện tranh 
  • Yếm 
  • Gối mềm 
  • Giầy & dép 
  • Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé) 
  • Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân

ĐỒ DÙNG ĐI BIỂN

  • Đồ tắm (2 bộ/ người)
  • Giầy sandals, không thấm nước
  • Kính bơi, mặt nạ – ống lặn
  • Máy quay phim không thấm nước
  • Nón rộng vành
  • Kính mát
  • Kem chống nắng
  • Nút nhét tai (nếu cần khi bơi) 
  • Phao, bơm

ĐỒ DÙNG DÃ NGOẠI 

  • Dầu/kem chống côn trùng
  • Thuốc xức sau khi bị côn trùng đốt/cắn 
  • Giầy dã ngoại
  • Nón len, vớ nếu khí hậu lạnh

ĐỒ DÙNG KHI TRỜI MƯA

  • Dù/tấm che mưa (Ponchos)
  • Áo quần đi mưa 
  • Giầy phù hợp 
  • Vớ dự phòng

Categories

Recent posts