Phần mềm quản lý (edit)
Những phần mềm giúp bạn quản lý và lên kế hoạch từ xa cho nhóm làm việc của mình (genk.vn)
1) Asana
Asana là phần mềm quản lý dự án cơ bản giúp theo dõi dự án, công việc, thời gian, nguồn lực,… tất cả chỉ với một giao diện đơn giản. Bạn có thể xem tổng quan hoặc chi tiết dự án, hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban hoặc To-do-list… Asana là một phần mềm đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của một nhà quản lý muốn kiểm soát khối lượng công việc đồ sộ của công ty.
Nó cũng có một tính năng ngoại tuyến (Offline) khá hay là cho phép cập nhật các tác vụ khi đang di chuyển và đồng bộ hóa khi bạn trực tuyến (Online) trở lại. Nó còn cho phép bạn có thể thiết lập tự động hóa để theo dõi tiến độ các dự án của mình. Asana thậm chí còn cung cấp thêm tùy chọn gửi tin nhắn trực tiếp cho người khác.
Bên cạnh gói miễn phí với các chức năng cơ bản thì Asana cũng cung cấp thêm gói Pro với hình thức thuê bao với giá 10.99USD/người dùng/tháng.
2) Trello
Trello là phần mềm quản lý dự án được xây dựng dựa trên phương pháp Kanban. Giao diện của Trello là một bảng thông tin, trực quan hoá công việc với các cột tương ứng với trạng thái (ví dụ: To do, Doing và Done).
Với thiết kế tối giản và cách sử dụng đơn giản, bạn có thể dễ dàng theo dõi luồng công việc, phân công nhiệm vụ, cộng tác trên Trello, chỉ với thao tác kéo và thả đơn giản.
Do chỉ tối ưu cho việc cộng tác, nên Trello sẽ phù hợp nhất cho các team Agile từ 3 – 10 người, với đặc thù công việc theo dạng tuần tự, cần tập trung vào sự đơn giản, cộng tác hiệu quả, nhanh gọn thay vì quản trị.
Trello cung cấp cho người dùng 02 gói sử dụng, bao gồm gói miễn phí với khả năng tạo và quản lý 10 Boards, và gói Business với giá 10USD/tháng.
3) Zoho Projects
Nằm trong gói Zoho Suite, Zoho Projects là phần mềm quản lý tác vụ giúp người dùng dễ dàng tìm ra đâu là 20% tác vụ có mức độ ưu tiên cao nhất trong công việc. Nó cho phép bạn giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và cung cấp cho bạn thông tin cập nhật tức thì khi họ hoàn thành. Nó cũng giúp bạn phân loại các mốc sắp tới, quá hạn, đã lưu trữ hoặc đã hoàn thành của công việc.
Zoho Projects cung cấp cho người dùng 5 chế độ xem xét công việc để bạn có thể sắp xếp các tác vụ của mình cho phù hợp, bao gồm Classic View, Plain View, Kanban View, Dependency View, và Gantt View. Các chế độ xem khác nhau này giúp bạn xem xét các nhiệm vụ từ các góc độ khác nhau và xem trạng thái của các sản phẩm dự án của bạn.
Zoho Projects cho phép người dùng sử dụng miễn phí trong 14 ngày và 3USD/người/tháng nếu muốn sử dụng lâu dài.
4) Hitask
Hitask là phần mềm quản lý công việc đơn giản, dễ sử dụng và cho phép bạn nhanh chóng thiết lập các dự án công việc mới. Bạn cũng có thể giao nhiệm vụ công việc cho đồng đội và nhận thông báo bất cứ khi nào họ hoàn thành.
Hitask cũng có tính năng theo dõi thời gian, cho bạn biết lượng thời gian dành cho các nhiệm vụ. Bạn có thể sử dụng các dữ liệu để lập hóa đơn, cũng như tạo báo cáo.
Hitask là miễn phí, nhưng nếu bạn muốn có nhiều tính năng hơn thì chỉ cần bỏ ra 5USD/người/tháng.
5) TaskQue
TaskQue là phần mềm quản lý công việc giúp bạn quản lý các công việc từ nhỏ như dự án làm việc tự do đến dự án doanh nghiệp. TaskQue tự động giao nhiệm vụ dựa trên khối lượng công việc hiện có của bạn. Do đó, bạn không bao giờ bị quá tải với quá nhiều nhiệm vụ.
Nếu là người quản lý dự án, bạn có thể sử dụng TaskQue để quản lý nhiều dự án bằng của mình bằng cách tạo một không gian làm việc riêng cho từng dự án. Các dự án có thể được sắp xếp theo trình tự Scrum, Kanban, PMI, PRINCE2, SDLC, và Project Release Cycle để bạn có thể dễ dàng quản lý chúng. TaskQue cũng đưa ra các gợi ý về ý tưởng để bạn dễ dàng định hình cho dự án của mình.
Nếu dự án công việc của bạn có mức độ nhỏ, và nhân lực tầm 10 người thì gói miễn phí cơ bản là quá đủ. Còn nếu muốn TaskQue cung cấp thêm nhiều tính năng hơn, bạn hãy mua gói Business với 5USD/người/tháng.
6) Wimi
Wimi là một dịch vụ trực tuyến nhưng nó cũng tự gọi mình là phần mềm quản lý công việc, giúp sắp xếp các nhiệm vụ và dự án của nhóm bạn. Wimi cho phép bạn tạo các nhiệm vụ và trình bày chúng trong một danh sách đơn giản. Chỉ cần nhìn thoáng qua, bạn có thể kiểm tra tiến độ của một dự án và xem trạng thái của bất kỳ nhiệm vụ liên quan nào.
Trong Wimi, bạn có thể lọc các công việc theo mô tả, danh mục, người quản lý, mức độ ưu tiên hoặc ngày hoàn thành. Nó cũng cho phép bạn nhập và xuất danh sách nhiệm vụ từ Google Tasks, Outlook, Excel và một số công cụ quản lý tác vụ thông dụng khác hiện nay.
Wimi cung cấp cho người dùng 02 gói thuê bao để sử dụng, gói miễn phí với các tính năng cơ bản và gói trả phí với 7USD/người/năm.
7) Monday.com
Monday.com là một trong những nhà tiên phong trong phân khúc các phần mềm quản lý công việc. Nó có một giao diện giống như một bảng tính, và bạn có thể sử dụng để quản lý các tác vụ của mình. Các tính năng khác của nó bao gồm theo dõi thời gian, theo dõi tiến trình, chế độ timeline views, thông báo tự động và tích hợp.
Thật không may, Monday.com có giao diện khá rờm rà, do đó bạn và nhóm của mình phải mất chút ít thời gian để năm được cách sử dụng nó.
Monday.com không miễn phí, và bạn phải trả từ 8USD/tháng đến 16USD/tháng mới có thể sử dụng.
8) Flow
Flow là phần mềm quản lý công việc theo hình thức hiện đại, nó giúp bạn có tổ chức, vạch phương hướng, mục tiêu với tư cách là một nhóm. Flow cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì xảy ra ở mọi cấp độ công việc. Nó cũng cho phép bạn tạo nhiều tác vụ với ghi chú, tập tin, ngày đến hạn, thẻ, mức độ ưu tiên và tác vụ kiểm tra.
Bạn có thể xem bảng điều khiển tác vụ dưới dạng danh sách, bảng Kanban hoặc chế độ xem dòng thời gian lịch. Hơn nữa, bạn có thể nhấp và kéo các mốc thời gian của dự án và thậm chí di chuyển các dự án xung quanh.
Flow không miễn phí, và để có thể sử dụng bạn phải bỏ ra 6USD/người/tháng.
9) Quire
Quire là phần mềm quản lý công việc cho phép bạn chia các công việc thành các công việc phụ với danh sách các nhiệm vụ lồng vào nhau được gọi là Nested Task List.
Nó cũng có một bảng Kanban, nơi bạn có thể lập kế hoạch, sắp xếp và xem tất cả các nhiệm vụ của mình. Tính năng Sub-lists và Smart Folders giúp bạn nhóm và sắp xếp các công việc từ các dự án khác nhau vào một nơi để tiện quản lý.
Quire còn cung cấp thêm lựa chọn tích hợp vào các dịch vụ khác như Zapier, Slack, GitHub, Gmail và Chrome. Nó có sẵn trên iOS và Android, vì vậy bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu bạn đến.
Tin tốt là Quire miễn phí!
Tóm lại
Quản lý công việc là một việc khá khó khăn. Nó liên quan đến việc bạn phải đau đầu với một danh sách dài các nhiệm vụ, quản lý các mốc thời gian và nhất là quản lý nhóm. Nếu bạn đang sử dụng phần mềm quản lý công việc cơ bản nhất là bút và giấy, bạn sẽ nhanh chóng bị choáng vì tính đồ sộ của nó.
May mắn thay, với các phần mềm quản lý công việc, bạn có thể đơn giản hóa công việc của mình. Vì vậy, hãy nhớ thử qua các phần mềm quản lý công việc ở trên và xem phần mềm nào phù hợp với công việc của bạn nhất nhé!
Những việc cần nên làm trước khi mang laptop hay điện thoại đi sửa chữa
Những việc cần nên làm trước khi mang laptop hay điện thoại đi sửa chữa (genk.vn)
1) Chụp ảnh lại tình trạng của thiết bị trước khi mang đi sửa
2) Sao lưu các dữ liệu quan trọng
3) Sử dụng Két an toàn cho dữ liệu riêng tư
Với máy tính, người dùng có sẵn các lựa chọn khóa ổ cứng lưu trữ dữ liệu từ cài đặt của hệ điều hành. Khi đó, người lạ không thể truy suất được dữ liệu trong ổ cứng nếu chưa vượt qua mã bảo vệ như Wise Folder Hider. Đây là phần mềm cho phép người dùng đặt mật khẩu để bảo vệ những dữ liệu quan trọng trên máy tính. Sau khi được Wise Folder Hider bảo vệ, các dữ liệu sẽ "biến mất hoàn toàn", không để lại dấu vết nào trên máy tính, chỉ mình bạn biết sự tồn tại của nó.
Với smartphone chạy Android, hiện một số hãng sản xuất đã tích hợp sẵn chức năng cho phép mã hóa và bảo vệ các dữ liệu quan trọng chứa trên thiết bị, chẳng hạn smartphone Samsung có chức năng "Thư mục bảo mật".
Trong trường hợp smartphone không được tích hợp công cụ đặt mật khẩu bảo vệ dữ liệu, bạn có thể nhờ đến ứng dụng với tên gọi Video Hider. Đây là ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng tạo ra một "két sắt" với mã bảo vệ để chứa các hình ảnh, video quan trọng và nhạy cảm của mình. Sau khi dữ liệu được chuyển vào "két sắt", cần phải có mã khóa mới có thể xem được những nội dung đã được bảo vệ.
4) Sao lưu và xóa các nội dung tin nhắn, cuộc gọi
Để sao lưu và phục hồi tin nhắn trên smartphone, người dùng có thể nhờ đến ứng dụng có tên gọi SMS Backup & Restore
5) Đăng xuất toàn bộ các tài khoản trực tuyến, xóa cả lịch sử duyệt web
Một điều cần lưu ý đó là phải thoát toàn bộ các tài khoản trực tuyến bạn đã đăng nhập trên máy tính và smartphone, như tài khoản iCloud (đối với iPhone), email, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng...
Ngoài ra, để đảm bảo riêng tư, bạn cũng nên xóa lịch sử duyệt web, các tập tin đã tải về từ Internet...
6) Lựa chọn cửa hàng uy tín, có danh tiếng
Còn trong trường hợp đã hết bảo hành, bạn nên lựa chọn những cửa hàng sửa chữa có uy tín và danh tiếng. Điều này vừa đảm bảo rằng các linh kiện được thay thế (nếu có) sẽ đảm bảo chính hãng, mức giá sửa chữa hợp lý và đặc biệt giảm nguy cơ các dữ liệu trên máy tính bị lấy cắp.
7) Nên yêu cầu được ngồi chờ và xem kỹ thuật sửa trực tiếp
Người dùng nên yêu cầu được ngồi chờ và xem kỹ thuật viên sửa trực tiếp sẽ là cách tốt nhất để biết chắc chắn dữ liệu của mình được an toàn nếu chưa tiến hành sao lưu hay cài bảo vệ trước đó.
Nhưng nhiều trường hợp sửa chữa tốn thời gian hoặc máy cần phải gửi tới trung tâm bảo hành ủy quyền, thậm chí gửi đi nước ngoài thì khách hàng nên sao lưu dữ liệu, đăng xuất các tài khoản có trong máy, tốt nhất là xóa sạch thiết bị trước khi gửi lại nơi sửa chữa. Cả bên nhận dịch vụ lẫn khách hàng cần thống nhất với nhau về hiện trạng, nên có cam kết, xác nhận từ cả 2 phía. Người đi sửa nên yêu cầu niêm phong, ký tên lên các linh kiện không cần thay thế phòng trường hợp bị tráo, đổi.
Trên đây là một số lưu ý và cần làm trước khi mang thiết bị máy tính hay điện thoại đến nơi sữa chửa. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.