Giá trị bản thân (edit)
Chúng tôi mua những sản phẩm để dùng thử trong thực tế và tiến hành việc kiểm nghiệm, so sánh các sản phẩm tại công ty sau đó giới thiệu đến bạn những vật dụng được ưa chuộng nhất và hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn.
Hãy không ngừng gia tăng giá trị bản thân
“Cách tốt nhất để được tăng lương và thăng tiến trong sự nghiệp là nâng cao những giá trị bản thân mà bạn có thể đóng góp cho công ty.”
Đây là câu chuyện của Chris Harvey. Một vài năm sau khi tốt nghiệp Đại học Virginia, Hoa Kỳ, Chris Harvey vào làm việc tại một công ty tài chính ở Washington DC dưới cương vị một nhà phân tích tài chính. Trong thời gian này, ông đã nghiệm ra rằng: nếu muốn được thăng tiến và có mức lương cao hơn, ông cần phải phát triển các kỹ năng và kiến thức kinh doanh của mình. Và Chris Harvey đã quay trở lại trường Đại học Virginia để theo học khóa MBA tại Trường Kinh doanh Darden.Những kiến thức kinh doanh mà ông thu thập được chính là chiếc chìa khóa vàng giúp ông “mở cửa” những công ty tiếng tăm ở Mỹ: AOL, Yahoo, Lendingtree nơi ông đảm trách nhiều vị trí quan trọng từ chuyên gia đến quản lý cấp cao.
Từ khi có bằng MBA, Chris Harvey đã được gặp và làm việc với rất nhiều người thành công. Những kinh nghiệm đó đã giúp ông phát hiện ra một điểm chung: những người thành công luôn luôn học hỏi và phát triển bản thân để gia tăng giá trị của họ.
Một doanh nhân nổi tiếng từng nói: “Học vấn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là những nguồn đầu tư vào năng lực của bạn và tạo nên giá trị của bạn. Chính giá trị của bạn sẽ quyết định vị trí & mức thu nhập mà bạn sẽ nhận được.” Để không bị tụt hậu trong thị trường nhân lực cạnh tranh khốc liệt ngày nay, bạn cần không ngừng phát triển kỹ năng và kiến thức phù hợp với mục tiêu sự nghiệp của mình, để luôn có thể nắm bắt mọi cơ hội thăng tiến. Và bạn hãy nhớ rằng – gia tăng giá trị bản thân, và mức lương và vị trí của bạn sẽ tăng theo.
Bạn không cần phải theo học 2 năm MBA để nâng cao kiến thức, bạn có thể tìm các khóa học để rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng “mềm” và mở rộng kiến thức trong các ngành nghề chuyên môn như tài chính, quảng cáo, quản lý điều hành… Hãy luôn mở rộng phạm vi trách nhiệm của mình và nắm bắt mọi cơ hội để có thể học hỏi những điều mới trong công việc.
Công thức gia tăng giá trị bản thân
https://dantri.com.vn/viec-lam/cong-thuc-gia-tang-gia-tri-ban-than-1269063637.htm
https://jobpro.vn/bai-viet/bi-quyet-nang-cao-gia-tri-cua-ban-than/
Ai đi làm mà chẳng muốn tăng lương và thăng tiến. Không chỉ là vấn đề thu nhập, mà đó là điều kiện để bạn tận hưởng một cuộc sống chất lượng cao. Không chỉ là vị trí tốt hơn, mà còn là cơ hội để bạn thực hiện những mong muốn của mình.
Và quan trọng hơn cả, việc được tăng lương và thăng tiến là bằng chứng cho thấy giá trị con người bạn đã thật sự tăng cao. Vậy, điều cốt lõi không phải là làm cách nào để tăng lương và thăng tiến, mà là làm cách nào để tăng được giá trị bản thân. Bạn nên nắm và vận dụng một qui luật quan trọng: thu nhập của bạn sẽ tăng theo giá trị mà bạn tạo ra.
Nhiều người chúng ta vẫn lầm lẫn rằng, người có chuyên môn cao thì sẽ tạo ra được giá trị cao, để rồi ai nấy đều lao vào trau dồi chuyên môn mà bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết khác. Thực tế cho thấy, giá trị được đo lường thông qua việc bạn thực hiện các kỹ năng mềm như trình bày, giao tiếp, nối kết, tự tin, quản lý thời gian, kỷ luật bản thân… ra sao; giá trị còn được biểu hiện qua thái độ của bạn đối với công việc và đối với mọi người xung quanh trong môi trường làm việc như thế nào. Một người dù có chuyên môn tốt đến mấy mà lúc nào cũng cau có và khó chịu, thì thử hỏi kết quả công việc của họ sẽ như thế nào, đó là chưa kể đến thái độ như thế sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên không khí và tinh thần làm việc của những người xung quanh.
Hiểu đúng về giá trị bản thân thì phải thấy được các yếu tố cấu thành sau:
Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị
Công thức này cho thấy, để nâng cao giá trị bản thân, bạn phải không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm, và phải biết được đâu là những công việc tạo ra giá trị để dành thời gian, dồn lực và tập trung vào đó.
Giá trị bạn tạo ra: Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.
Thời gian cung cấp giá trị: Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Dù cho bạn có “cắm đầu cắm cổ” làm với tất cả mọi hăng say và nhiệt tình thì cũng chẳng đem lại ý nghĩa gì nếu đó không phải là công việc bạn cần làm, bạn phải làm và bạn được trả lương để làm. Khi đi làm, mỗi một vị trí đều được công ty mong đợi đóng góp đúng điều công ty cần. Nếu bạn được trả lương cho việc chăm sóc khách hàng của công ty, thì bạn chẳng bao giờ được ghi nhận khi bạn ra sức tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn được kỳ vọng ở việc thiết kế những ấn phẩm độc đáo cho công ty, thì chẳng những bạn không có điểm nào cho việc tiếp cận khách hàng mà có khi bạn còn âm điểm bởi không tập trung vào chính công việc của mình. Bạn cần phải biết sếp mình mong đợi điều gì nhất nơi bạn, rồi hãy dành thời gian để tập trung vào công việc giúp mang lại giá trị đó. Khi bạn tập trung vào công việc sinh giá trị càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao.
Qui mô cung cấp giá trị: Một mình bạn, dù có “cày” hết sức thì đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn sức lực hay thời gian để tăng thêm giá trị của mình được nữa. Nếu đã tập trung làm việc cực kỳ hiệu quả trong suốt 8 tiếng rồi, hay cho dù bạn có dành luôn cả 24 tiếng để làm việc đi nữa thì cũng đến một giới hạn mà bạn không thể vượt qua để có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Chìa khóa cho vấn đề này nằm ở việc tăng qui mô cung cấp giá trị. Thời gian và sức lực của một người thì giới hạn, nhưng của nhiều người thì vô hạn. Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng hơn.
Nếu bạn vận dụng đúng công thức này, giá trị của bạn sẽ tăng vô hạn. Và bạn sẽ càng thấy rõ qui luật: thu nhập tỉ lệ thuận với giá trị cung cấp của bản thân.
Bản đồ cuộc đời
Bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân. Kế hoạch cũng như là tập bản đồ, lời chỉ dẫn, mục tiêu, đường đi, biển chỉ đường, phương hướng, lộ trình hay một chiến lược. Nó nói lên rằng lúc này bạn đang đi đến đâu, đang làm cái gì và ở đâu. Nó tạo nên cấu trúc và hình dạng cuộc sống của bạn, sự cuốn hút và quyền lực.
Bạn có bao giờ bị nhà tuyển dụng đánh trượt khi hỏi về định hướng nghề nghiệp mình chưa? Câu hỏi vì sao bạn chọn nghề này và bạn định hướng cho vài năm tới. Lấp lửng không biết mình sẽ làm gì, đã làm được gì và cuối cùng mình đang làm gì và để làm gì sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn không có định hướng cũng như không có sự chuẩn bị kế hoạch cho cuộc đời.
Định hướng cuộc đời: bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào trên cõi đời này? Sau 5 hay 10 năm nữa bạn sẽ là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ đường bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh thay đổi. Quan trọng là bạn luôn chủ động “ điều khiển” cuộc đời mình Bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân. Kế hoạch cũng như là tập bản đồ, lời chỉ dẫn, mục tiêu, đường đi, biển chỉ đường, phương hướng, lộ trình hay một chiến lược. Nó nói lên rằng lúc này bạn đang đi đến đâu, đang làm cái gì và ở đâu. Nó tạo nên cấu trúc và hình dạng cuộc sống của bạn, sự cuốn hút và quyền lực.
Một kế hoạch cho cuộc đời sẽ chứng tỏ rằng bạn đã để tâm một chút đến việc suy nghĩ về cuộc sống của bạn chứ không phải chỉ ngồi chờ chuyện gì đó sẽ đến. Hoặc lại như hầu hết mọi người, thậm chí không hề suy nghĩ về nó một chút nào, cứ thế mà tiếp tục cuộc sống của mình và luôn bị bất ngờ với những gì xảy ra. Hãy xác định những gì bạn muốn làm, lên kế hoạch cho nó và đưa ra những bước đi để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình và tiến lên cùng với nó. Giống như bạn đang vẽ cho mình một “bản đồ của cuộc đời”. Quá khứ là những bài học kinh nghiệm vô giá, bạn hãy khoanh vùng trên bản đồ nơi bạn bị vấp ngã để tránh không bị vấp ngã, lạc lối lần hai. Nhìn lên “bản đồ” nơi mình đang đặt chân là cuộc sống thế nào? Mình phải trang bị ra sao để chống đỡ và vượt qua nó để đến vùng đất tốt đẹp hơn. Nghiên cứu tương lai xem ta nên trang bị những gì? Tất cả đều là một kế hoạch cho hành trình đi hết “bản đồ của cuộc đời”. Nếu bạn không lên kế hoạch cho dự định của mình thì dự định đó sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ. Giống như bạn đang ở vùng sa mạc, rừng sâu không lối thoát.
Dĩ nhiên, không ai có thể dự đoán được tương lai của chính mình nếu mất đi nghị lực và niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh những kế hoạch đã dự định sẵn, điều quan trọng là bạn biết lường trước được rủi ro và sự tính cách khắc phục để vượt qua nó. Vì thế kế hoạch đặt ra vẫn có thể được xem xét lại để hoàn thiện hơn hoặc thay đổi khi cần thiết.