Chống dịch Covid-19: Tại sao Việt Nam lựa chọn phác đồ điều trị "4 tại chỗ"?
Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện công lập chuyên khoa hàng đầu về điều trị bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, đặt tại số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, cạnh Bệnh viện Bạch Mai
Đặt trong: Bệnh Viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 19003228
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc
Phác đồ điều trị Covid-19 của Việt Nam khác Trung Quốc
https://vnexpress.net/suc-khoe/phac-do-dieu-tri-covid-19-cua-viet-nam-khac-trung-quoc-4061635.html
Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với COVID-19
https://vnexpress.net/suc-khoe/bac-si-nguyen-trung-cap-chien-binh-ky-cuu-chong-corona-4056958.html
Tại toạ đàm Tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19 ngày 28/2, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Trong khi Trung Quốc sử dụng quan điểm "4 tập trung", Việt Nam lựa chọn "4 tại chỗ" để chống dịch”.
"4 tập trung" phù hợp với hoàn cảnh của Trung Quốc, "4 tại chỗ" phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, "Không phải là phương châm nào ưu thế hơn, mà "4 tập trung" phù hợp hơn với hoàn cảnh của Trung Quốc và "4 tại chỗ" phù hợp hơn với hoàn cảnh của Việt Nam".
Bởi lẽ, Trung Quốc tập trung người bệnh, chuyên gia, tài nguyên và cứu chữa. Còn Bộ Y tế Việt Nam thì lại phân tuyến điều trị bệnh nhân nCoV ở các cấp, theo phương châm "4 tại chỗ" tức là điều trị tại chỗ với nguồn lực tại chỗ, nhân lực tại chỗ và thiết bị tại chỗ. Chỉ những bệnh nhân nặng mới chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Mặt khác, các bệnh viện tuyến dưới luôn nhận được sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên về mặt nhân lực và trang thiết bị. Như vậy, trong trường hợp số lượng bệnh nhân nhiều, chúng ta vẫn bảo đảm được việc điều trị chất lượng cao.
Việt Nam sử dụng các khu cách ly mở phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. Ngược lại, Vũ Hán bắt buộc phải sử dụng phòng kín để cách ly, nếu mở như chúng ta thì bệnh nhân của họ sẽ bị lạnh do thời tiết.
Hơn thế, Việt Nam sử dụng các khu cách ly mở phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. Ngược lại, Vũ Hán bắt buộc phải sử dụng phòng kín để cách ly, nếu mở như chúng ta thì bệnh nhân của họ sẽ bị lạnh do thời tiết. Đó chính là một vài áp dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta so với hướng dẫn của các phác đồ ở các nước lân cận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Đồng quan điểm với bác sĩ Cấp, PGS.TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng cho rằng, Bộ Y tế vẫn tiếp tục phân tuyến điều trị Covid-19 như đã thực hiện (Theo khuyến cáo phòng chống của Bộ Y tế trong dịch Corona mới, khi các địa phương phát hiện các ca nghi ngờ nhiễm chủng Corona mới, lập tức điều trị theo phương châm "4 tại chỗ" để phòng tránh tối đa sự lây nhiễm trên đường di chuyển không cần thiết). Việc phân tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện của Bộ Y tế như hiện nay theo tôi là hợp lý, hiệu quả. Do đó, người dân hoàn toàn có thể yên tâm về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Với phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ), với sự chi viện của bác sĩ tuyến Trung ương sẽ giúp cơ sở tuyến tỉnh, huyện đáp ứng được điều trị cho người bệnh.
Hiện nay, 16 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam đã có đầy đủ mô hình như: có bệnh nhân nam, nữ; có bệnh nhân cao tuổi; có bệnh nhân nhiều bệnh nền huyết áp, tim mạch, tiểu đường và từng cắt phổi do ung thư; có cả bệnh nhi. Chúng tôi đang tiếp tục tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị để tiếp tục cập nhật thêm phác đồ điều trị cho những người bệnh trong thời gian tới.
Ngay từ khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam thì cả các hệ thống chống dịch đã được khởi động
Không chỉ phân tích các khía cạnh của phương châm “4 tại chỗ”, Bác sĩ Cấp còn nhận định Việt Nam là nước có bản lĩnh chống dịch và được rèn luyện từ lâu. Ngay từ khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam thì cả các hệ thống chống dịch đã được khởi động. Dịch Covid-19 rất gần với dịch SARS do cùng họ của virus corona. Theo đó, những kinh nghiệm từ dịch SARS cũng hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta trong dịch Covid-19.
Một trong những kinh nghiệm sống còn của dịch SARS là việc mà chúng ta không sử dụng khu cách ly đóng kín mà sử dụng các khu cách ly mở. Do vậy việc cách ly và điều trị, chúng ta có thể đưa về địa phương và thậm chí có thể đưa về đến phòng khám khu vực như ở Vĩnh Phúc mà vẫn bảo đảm được chất lượng điều trị tốt.
Một trong những kinh nghiệm sống còn của dịch SARS là việc mà chúng ta không sử dụng khu cách ly đóng kín mà sử dụng các khu cách ly mở.
Bác sĩ Cấp nhìn nhận hệ thống y tế dự phòng cũng như hệ thống kiểm dịch biên giới của Việt Nam đã hoạt động tích cực từ giai đoạn đầu tiên. Cho nên, số lượng bệnh nhân bị bệnh Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát ngay từ đầu, chỉ có 16 ca.
Việc điều trị hiệu quả cũng xuất phát từ việc chúng ta ngăn ngừa hiệu quả, không để bùng phát
Với số bệnh nhân thấp như vậy, chúng ta có thể bảo đảm cung cấp cho bệnh nhân sự chăm sóc tốt nhất. Điều này khác hẳn so với tình hình dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán vì các bệnh viện đều rất quá tải nên không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân được. Việc điều trị hiệu quả cũng xuất phát từ việc chúng ta ngăn ngừa hiệu quả, không để bùng phát.
Hơn nữa, việc làm tốt công tác thông tin nội bộ giúp cho việc hỗ trợ giữa các tuyến cũng tốt dần lên. Về điều trị, dù là ở các tuyến khác nhau nhưng quy trình điều trị và kỹ thuật cũng không khác nhau nhiều do có sự liên kết, chuyển giao kỹ thuật cũng như tăng cường của tuyến trên cho tuyến dưới.
Bác sĩ Cấp còn nhấn mạnh, ngành y tế phòng chống dịch tốt một phần là do sự tham gia của người dân. "Chúng tôi thấy rằng qua mỗi một mùa dịch, nhận thức của người dân đều tăng lên rõ rệt như việc rửa tay, đeo khẩu trang... và tôi nghĩ rằng đó không phải là kinh nghiệm của riêng Bộ Y tế mà là của toàn dân".