Làm Sao Để Quản Lý Người Giỏi Hơn Mình?
Quản lý người giỏi hơn mình, nghe rất đơn giản nhưng nó cũng là “một nghệ thuật” của người lãnh đạo. Trên thực tế, bạn là người lãnh đạo của một công ty, một nhóm hoạt động… thì đương nhiên bạn phải có đặc điểm gì đó nổi trội hơn tất cả những người trong nhóm khác. Nhanh nhạy hơn, tác phong chuẩn mực hơn, có tướng lạnh đạo hơn… nhưng chưa chắc kiến thức, trình độ học vấn đã hơn. Làm thế nào để nhân viên có thể nể phục và nghe theo sự lãnh đạo của bạn?
1. Lãnh đạo phải là một tấm gương
Bạn không gương mẫu với chính mình thì làm sao có tư cách chỉ đạo nhân viên? Hay đi muộn về sớm, hay rượu chè cờ bạc, hay quát nạt nhân viên một cách vô cớ chỉ để thể hiện cái “Uy”, không bao giờ lắng nghe sự tham mưu của nhân viên, hỏng việc lại lôi nhân viên ra trách móc, đổ lỗi. Vậy tư cách lãnh đạo của bạn là gì?
Sự phát triển của công ty không chỉ nằm ở hàng ngũ lãnh đạo, mà là cả một tập thể góp công, góp sức tạo thành. Bạn không giỏi xuất sắc về chuyên môn, nhưng bạn có cái đầu của một người lãnh đạo, cái tình của đồng nghiệp, cái lý biết lắng nghe. Chắc chắn bạn sẽ là tấm gương hoàn hảo cho nhân viên noi theo và thoải mái khi làm dưới trướng của bạn.
2. Biết quý trọng người tài
Rất nhiều bằng chứng cho thấy sự cẩu thả trong quản lý dẫn đến sự thất bại của cả một doanh nghiệp. “Người làm thì ít, kẻ chơi thì nhiều”, điều này ta thường thấy ở những bộ máy, cơ quan của nhà nước. Sự quản lý lỏng lẻo thường để tuột mất những tài năng có thể sinh lợi cho công ty.
Thường những người có tài sẽ lắm tật vì họ có có sự suy nghĩ riêng và muốn người khác đáp ứng yêu cầu của mình, nên rất dễ nóng nảy và hay tự ái. Bạn là người lãnh đạo thì cần phải nắm rõ tâm lý và khả năng của từng nhân viên để thuận lợi hơn trong việc giao nhiệm vụ. Trọng người tài luôn là điểm mạnh của mỗi lãnh đạo giỏi.
3. Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi nhân viên
Chỉ một câu hỏi han của cấp lãnh đạo cũng đủ để khích lệ tinh thần của mỗi nhân viên. Với những nhân viên giỏi hơn bạn về chuyên môn thường có tâm lý sống khép kín. Nếu có áp lực, họ sẵn sàng ra đi để tìm môi trường sống và làm việc mới. Vậy nên, bạn cần quan tâm đặc biệt hơn với những người này. Nắm bắt được tâm lý của họ bạn sẽ như “hổ mọc thêm cánh” trong công việc mà mình đang làm.
Nguồn: Tuhocmarketing.com
Nghệ Thuật Khen Chê Nhân Viên
Nghệ thuật khen chê nhân viên rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cũng như năng suất cống hiến và sự tuân phục của nhân viên với cấp trên. Đây được xem là một trong những bí quyết kinh doanh của những ông chủ tài ba khi biết cách khích lệ nhân viên trong mọi trường hợp.
Khen chân thành sẽ giúp nhân viên làm việc tốt hơn
Nghệ thuật khen nhân viên
Đầu tiên nghệ thuật khen chê nhân viên, người quản lý phải thật sự chân thành và nghiêm túc thì mới tạo được những hiệu ứng tốt.
Khen ngay lập tức sẽ làm họ phát huy tối đa 200% động lực để làm việc, việc khen này sử dụng trong những lúc cần việc gấp hoặc nhân viên đã làm xong đúng thời hạn, làm tốt nhiệm vụ được giao thì việc khen ngay lập tức sẽ là một việc rất nên làm.
Khen cụ thể là một cách khen khi đã chắc chắn nhân viên đó đã làm tốt hoặc làm xong một việc gì đó rồi. Mỗi một dự án đã được làm xong hoặc những kế hoạch đã được triển khai và có một kết thúc tốt đẹp thì lúc này, trưởng nhóm, quản lý hoặc cấp trên sẽ phải khen một cách cụ thể như được thưởng, nghỉ phép, để tăng sự cống hiến cho nhân viên.
Bên cạnh những lời khen hay động viên còn có những câu chia sẻ tình cảm, sẽ làm phấn chấn tinh thần của người nhân viên hơn rất nhiều.
Nghệ thuật chê nhân viên
Trong nghệ thuật khen chê nhân viên thì việc chê và khiển trách là việc khó làm và đòi hỏi xử lý một cách khôn khéo nhất để cho các nhân viên biết mình sai và khắc phục sửa chữa.
Chê hoặc khiển trách nhân viên ngay lập tức, nếu nhân viên đó làm sai hoặc nhân viên đang lười, áp lực hoặc tự ti, suy nghĩ những vấn đề mang tính tiêu cực cho công việc và cho bản thân.
Không nên dùng những hành động chỉ trích
Nếu công việc đòi hỏi sự chính xác và những kết quả tốt nhưng nhân viên không đáp ứng được thì có thể khiển trách cụ thể, chỉ rõ ra những sai phạm, vạch ra một đường hướng mới cho nhân viên biết cách sửa chữa, như vậy mới làm nhân viên nể phục và tin tưởng vào công việc mới có thể tiếp tục cống hiến.
Bên cạnh đó, cần có những chia sẻ tình cảm, rồi mới khiển trách một cách nhẹ nhàng. Nếu người nhân viên nhạy cảm hoặc vấn đề chưa nặng lắm, hãy lắng nghe, phân tích để giúp những nhân viên làm việc tốt hơn.
Nghệ thuật vừa đấm và vừa xoa có lẽ sẽ là một nghệ thuật khen chê nhân viên nằm lòng của những nhà quản lý. Hãy dừng và chấm dứt bằng những lời khiển trách bằng cách nói phê phán cười nhạo hoặc khinh chê đối với nhân viên.
Những hành vi hoặc những kết quả đó chỉ là một hiện tượng hoặc sự việc nhất thời mà thôi. Về bản chất của mỗi người thì những nhân viên luôn muốn hoàn thành tốt những công việc và tính cách họ là những nhân viên có tính cách tốt. khi khen chê đúng lúc, bạn mới có thể hướng đến những sự thiếu sót của những người bị chê trách vào những điều mà họ đã làm sai hoặc thiếu sót, chứ nhân viên sẽ không chú ý đến cách mà bạn đã đối xử với người chị chê trách đó như thế nào. Nghệ thuật khen chê nhân viên cũng là một động viên cho nhân viên của bạn cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc.
Hãy sử dụng một trang web để có thể quản lý cũng như, giúp cho các nhân viên được làm việc tốt hơn nữa.