Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân (edit)

Nguồn: http://kizciti.vn/tin-tuc/ban-can-biet/327-ky-nang-tu-bao-ve-con-can-biet

Xã hội ngày càng hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người được nâng lên. Nhưng cũng kéo theo nó biết bao nhiêu mặt trái. Đặc biệt trong đó có những nguy cơ có thể rình rập các em nhỏ như: bị bắt cóc, bị lạc đường, bị lạm dụng, gặp tan nạn,...Để trẻ tránh được những nguy cơ này, trước tiên cha mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ chính mình:

Dạy con nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà

Khi bắt đầu đi học, các bậc cha mẹ nên dạy cho con học thuộc lòng tên cha mẹ, số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ nhà để con có thể nhờ người khác liên lạc khi cần thiết. Cha mẹ cũng có thể lưu những thông tin này trong cuốn sổ, sách vở đi học của con hoặc thường xuyên nhắc lại để con không quên.

Với trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ có thể dạy con ghi nhớ các số điện thoại và cách gọi trong trường hợp khẩn cấp, như gọi cấp cứu là 115, gọi cứu hoả là 114, gọi cảnh sát là 113. Mặt khác, cha mẹ cũng nên giới thiệu cho con những người hàng xóm đáng tin cậy trong khu phố, để con có thể tìm giúp đỡ trong trường hợp không có cha mẹ ở nhà.

Dạy con giao tiếp với người lạ

Hiện nay, bắt cóc, xâm hại trẻ em vẫn hàng ngày diễn ra quanh chúng ta, vì vậy, dạy con khi giao tiếp với người lạ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần dạy (thậm chí răn đe) con từ chối khi người lạ cho quà, từ chối đi theo người lạ dù người này nói sẽ dẫn đi gặp cha mẹ. Khi để con ở nhà một mình, cần dặn con không mở cửa cho người khác vào (trừ những người rất thân thích) và chỉ cho con ở nhà khi con ít nhất 8 tuổi.

Chúng ta cũng cần hướng dẫn con cách xử lý tình huống nếu có người lạ đi theo, con có thể chạy đến nơi đông người hay một cửa hàng quen biết để nhờ người lớn giúp đỡ hoặc nhờ gọi điện cho cha mẹ. Tương tự như vậy với trường hợp khi con bị lạc, cha mẹ cũng cần dạy con khi bị lạc phải đứng yên ở đó, không chạy lung tung. Hoặc có thể nhờ chú bảo vệ hay người bán hàng gần đó gọi điện thoại, phát loa cho ba mẹ đến đón. Còn khi lạc ngoài đường thì tìm cách gọi điện cho cha mẹ đến đón.

Dạy con từ chối quà của người lạ (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, con cũng cần nắm được vòng tròn giao tiếp: Người ruột thịt có thể ôm ẵm, xiết tay/ Thầy cô, bà con được nắm tay/ Người quen: Bắt tay/ Người lạ: Vẫy tay/ Người đáng ngại: Xua tay, không tiếp xúc để tránh bị bắt cóc hay lạm dụng tình dục trẻ em.

Dạy con xử lý trong tình huống nguy hiểm:

Trong trường hợp hoả hoạn: Chỉ con các lối có thể thoát hiểm và một số cách xử lý khi gặp hoả hoạn như: Chạy về phía ngược lại nơi có khói, lửa; Không di chuyển bằng thang máy; Di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt mũi miệng bằng khăn ướt, khoác thêm một chiếc áo dày được nhúng nước; Khi tóc hoặc quần áo bén lửa thì phải nằm xuống, lăn tròn để dập lửa…

Mặt khác, cha mẹ cũng cần nhắc nhở con từ khi còn nhỏ về các thiết bị có thể gây cháy trong nhà như hộp quẹt, bếp gas, các thiết bị điện,…

Khi động đất thì cần phải tránh xa cửa sổ, cầu thang, gương và kính trong phòng. Chui xuống gầm bàn, ghế hay một đồ đạc kiên cố và ngồi yên ở đó. Lưu ý khi di chuyển luôn quàng tay sau đầu và gáy để bảo vệ đầu.

Bên cạnh đó, cũng cần dạy con cách sơ cứu đơn giản như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng cá nhân hay giúp con phân biệt các chấn thương nhẹ và những vết thương nguy hiểm để con chăm sóc bản thân tốt hơn.

Để rèn luyện những kỹ năng này cho trẻ, cha mẹ hàng ngày nên cùng con chơi những trò tình huống, đố con nói gì làm gì trong các hoàn cảnh khác nhau. Cũng có thể từ những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy giảng giải cho con hiểu trong tình huống đó nên làm gì, tại sao phải làm như vậy.

Dạy trẻ 8 kỹ năng sống quan trọng

1/ Dạy trẻ không bao giờ ngừng đọc và học hỏi

Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học, những đứa trẻ thích đọc sách từ nhỏ sẽ thành công trong sự nghiệp và tự lập hơn trong cuộc sống. Hơn nữa, càng dành nhiều thời gian để đọc và tìm tòi, đứa trẻ sẽ càng trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

Thế nên, ngay từ bé, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách đọc sách bởi thói quen này không chỉ giúp cho trẻ có thể tự khám phá, mày mò những điều hay mà còn giúp cho con rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần mẫn.

Ngoài kiến thức học từ sách giáo khoa, mẹ cũng nên khuyến khích bé cởi mở, tiếp thu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học tình huống có thật trong cuộc sống, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Trẻ đọc sách: Không chỉ giúp trẻ khám phá, mày mò những điều hay, thói quen đọc sách còn giúp con rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần mẫn.

2/ Dạy trẻ suy nghĩ lạc quan và nhìn cuộc sống một cách tích cực

Luôn luôn dạy con rằng, cuộc sống của chúng ta rất muôn màu: có sáng – tối, trắng – đen, tích cực -tiêu cực… Vì vậy, bên cạnh những thành công sẽ có lúc con có thể gặp thất bại. Quan trọng là sau những thất bại đó, con phải biết đứng lên và làm lại từ đầu.

Khuyến khích con nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống bằng cách chỉ cho bé thấy những điều tốt đẹp đang hiện hữu xung quanh.

Trong thời gian từ 3 đến 5 tuổi, tính cách của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, xây dựng nền tảng cho những kỹ năng sống mạnh mẽ của trẻ vào thời điểm này là điều tối quan trọng. MarryBaby mách mẹ 6 kỹ năng sống mà bất kỳ một trẻ mẫu giáo nào cũng cần

3/ Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân, nói lên tiếng nói của chính mình

Cho trẻ biết rằng không phải bố mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ con. Vì vậy, con phải luôn luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân. Đây là kỹ năng sống trẻ nên được hình thành từ sớm. Bố mẹ nên khuyến khích để con mạnh dạn nói lên suy nghĩ của chính mình và dùng tiếng nói của chính mình để bảo vệ quan điểm mà chúng cho là đúng đắn.

Chỉ bằng cách đơn giản là lắng nghe và cho con những lời khuyên hữu ích. Song hành với đó, mẹ cũng nên giúp con tự tin vào bản thân mình và dám đứng lên nói trước đám đông. Kỹ năng tự tin và dám chấp nhận cuộc sống là điều cần thiết mà bất kì một ông bố, bà mẹ nào cần dạy con.

4/ Dạy trẻ cách làm việc nhóm hiệu quả

Đối với trẻ em, bố mẹ nên định hướng và trau dồi cho con kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho con bạn hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp bản thân bé có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động.

Làm việc nhóm sẽ khiến trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung.

Với cách dạy con làm việc nhóm, mẹ không chỉ dạy cho trẻ biết thế nào là lòng khoan dung, sự đồng cảm mà còn tiếp thêm cho trẻ ý chí để có thể hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của mọi người.

Làm việc nhóm là kỹ năng sống trẻ cần được học để tự tin hơn trong giao tiếp, cũng như biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể.

5/ Giúp trẻ biết nhận lỗi sai và tha thứ khi chúng là điều sai trái

Trẻ em nên được hiểu rằng không ai là hoàn hảo cả, vì vậy, bất kì ai cũng có thể phạm lỗi lầm và cần sự tha thứ. Tha thứ sẽ làm cho tâm hồn con được thanh thản và yêu đời hơn. Lòng vị tha có thể chữa lành những hậu quả tồi tệ nhất.

Ngay từ nhỏ, mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện lòng tốt và giúp đỡ, tha thứ cho người khác bất cứ lúc nào, cũng như giúp bé yêu nuôi dưỡng lòng can đảm để có thể nhận được lỗi sai và sẵn sàng cầu xin sự tha thứ.

6/ Dạy trẻ biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Bố mẹ hãy dạy cho trẻ cách yêu quý môi trường, động vật và yêu quý thiên nhiên ngay từ khi còn nhỏ. Bởi môi trường là hơi thở cuộc sống của chúng ta.

Trẻ em sẽ làm tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh nếu có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Tình yêu này cần phải được hình thành từ từ qua các việc làm, trò chơi cụ thể, dưới sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn. Hướng dẫn con trẻ từ những việc nhỏ như chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tự giác nhặt những đồ vật có nguy cơ làm vấy bẩn môi trường, phân loại những sản phẩm mình thu thập được, khuyến khích việc tái chế,… Đó là cách để trẻ ý thức được sâu sắc về việc bảo vệ hành tinh và tất cả những sinh vật đang sống trong đó.

Trẻ yêu thiên nhiên

Khuyến khích bé yêu cho chim ăn, dắt chó đi dạo, tưới cây, chăm sóc hoa là cách để trẻ ý thức được sâu sắc về việc bảo vệ hành tinh và tất cả những sinh vật đang sống trong đó.

7/ Dạy trẻ luôn biết giữ vệ sinh cá nhân

Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải tìm hiểu làm thế nào để đánh răng và súc miệng từ rất sớm. Khuyến khích, thậm chí khen thưởng khi trẻ biết cách giữ vệ sinh tốt và có lối sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thường xuyên.

8/ Dạy trẻ biết thể hiện lòng tốt và yêu thương vô điều kiện

Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ giúp bé có được lòng từ bi, đồng thời hiểu được sự khác biệt giữa cái bé muốn và nhu cầu trong cuộc sống. Việc trẻ thể hiện lòng tốt, yêu thương vô điều kiện không chỉ là một điều ngọt ngào nên làm mà còn là cách dễ nhất để trẻ có thể “chạm” vào cuộc sống.

Dạy trẻ chọn bạn mà chơi

Dạy con ngoan biết cách chọn bạn

Vì bạn không thể ở bên cạnh con 24/7 nên trước và ngay trong thời gian bé bắt đầu bước vào môi trường kết bạn, bạn nên giúp bé tìm hiểu một số kiến thức về ứng xử, chơi với bạn, kết bạn… Kỹ năng sống cho trẻ này sẽ giúp ba mẹ yên tâm khi không thể lúc nào cũng bên cạnh con. Hãy giúp bé cách để phân biệt thế nào là người bạn tốt, người bạn xấu qua lời nói và hành vi trực quan trong cuộc sống, từ bạn bè xung quanh…

Điều này không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ, ví dụ như một đứa trẻ đang bắt nạt một đứa trẻ khác trong hàng xóm hay một đứa bé đang nói bậy, bạn hãy chỉ cho bé thấy đó là điều không đúng hoặc không nên, từ đó bé sẽ bắt đầu có kiến thức về cách chọn bạn và phân biệt bạn xấu, tốt.

Một số bậc phụ huynh vì sợ con chơi và chịu ảnh hưởng từ bạn xấu nên ngay từ đầu đã định hướng cho bé chỉ được chơi, kết bạn với những ai, ví dụ như chỉ được chơi với bạn học giỏi, hạnh kiểm tốt trong lớp… Điều này là không nên vì có thể tạo cho bé tâm lý không hòa nhập với những bạn khác mà thay vào đó, bạn hãy dạy con biết cách phân biệt bạn tốt, bạn xấu, học những tính tốt và tránh những tính xấu từ bạn.

Tìm hiểu về bạn bè của con

Có không ít các bậc phụ huynh khi được hỏi về bạn bè của con lại tỏ ra lúng túng vì không biết con kết thân với ai. Hãy quan tâm đến những người bạn của bé qua những câu chuyện mà bé kể cho bạn hoặc đơn giản hãy hỏi con về những người bạn của bé như “con chơi thân với ai”, hay “hôm nay đi cắm trại cùng bạn bè vui không”… Khi bạn trò chuyện thân mật, bé sẽ tin tưởng và kể chuyện về những người bạn, thông qua đó bạn biết được một phần nào về bạn của con.

Chọn bạn là chơi cũng là một kỹ năng sống mà trẻ cần học

Chú ý đến những biểu hiện của bé xem trẻ có thay đổi, có bị ảnh hưởng những tính xấu nào từ bạn bè không. Khi nhận ra bé đang chơi và bắt đầu bị ảnh hưởng những điều xấu từ bạn, hãy chỉ dẫn để bé nhận ra điều này, cố gắng giải thích và khuyên bảo và can thiệp khi cần thiết

Bạn có thể cho con mời bạn bè đến nhà chơi cùng, đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tìm hiểu về thái độ, tính cách của những người bạn chơi cùng bé. Sau những lần như vậy, nếu bạn của bé không tốt, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những lý do thuyết phục để khuyên con mình chọn bạn mà chơi.

Dạy con cách tôn trọng và giữ gìn tình bạn

Khuyến khích con cái phải thực thà và hết lòng với bạn. Đôi khi quan điểm của trẻ và bạn của chúng có thể khác biệt nhau, hạy bảo với trẻ đây là việc bình thường và cần có thái độ tôn trọng ý kiến của bạn. Không nên tranh luận gay gắt dẫn đến giận dỗi, sứt mẻ tình bạn

Ai cũng có thể phạm sai lầm, có lỗi, ngay cả bé cũng có thể phạm lỗi nên khi bạn có lỗi thì không nên giận bạn bè quá lâu. Bé cần phải xin lỗi bạn một cách chân thành nếu làm sai, điều này sẽ giúp gắn kết tình bạn của trẻ lâu dài.

Quy tắc 5 ngón tay

Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản:

Ngón cái: Tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà hỗ trợ một sốt hoạt động cá nhân.

Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Bé có thể vui chơi thoải mãi như không được chạm vào vùng kín.

Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ cần chào hỏi lễ phép, không tiếp xúc gần.

Ngón áp út: Những người lần đầu gặp gỡ và bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.

Ngón út: Người xa lạ và  bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như kỹ năng tự bảo vệ bản thân tuy không khó nhưng cần sự kiên trì của ba mẹ và người thân để hạn chế tình huống xấu với trẻ.

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân như thế nào?

Nguồn: http://ismartkids.vn/ky-nang-song-cho-tre/day-tre-ky-nang-bao-ve-ban-than.html

Thêm: https://kynaforkids.vn/blog/8-ky-nang-co-ban-giup-be-tu-bao-ve-ban-than.html

Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Nhưng nếu vì vậy mà cha mẹ ra sức ngăn cấm thì con sẽ thiếu vốn sống, không tự chủ và tự lập, thậm chí có thể gặp nguy hiểm vì không phải lúc nào cũng có thể ở bên con. Do đó, dạy cho con biết tự bảo vệ mình chính là cách bảo vệ con tốt nhất.

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.

Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.

Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì?

♦  Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

♦  Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Một số kỹ năng bảo vệ bản thân cha mẹ có thể trang bị cho trẻ:

Kỹ năng an toàn khi tự chơi

♦  Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi, các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp điện từ, máy rửa bát, thiết bị nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

♦  Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cha mẹ cần trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao.

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

♦  Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ có những kiến thức ứng xử cần thiết khi bị lạc như: Con nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạ muốn đưa con về con nên làm gì? Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đã nhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

♦  Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.

Một số nguyên tắc khi dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ, tạo niềm tin trong trẻ

♦  Nói chuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúp kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bố mẹ tạo dựng niềm tin với con. Đây là tiền đề tốt để bố mẹ có thể nắm bắt và giải quyết được những vẫn đề xảy ra xung quanh con một cách tốt nhất. Cha mẹ có thể chọn những khoảng thời gian thích hợp như thời gian đi dạo, cùng nhau làm việc nhà: gấp quần áo, nhặt rau,…bữa cơm gia đình.

Khi trẻ sai, nên giải thích cho trẻ, không nên quát mắng trẻ.

♦  Đây là lỗi thường thấy ở các bậc phụ huynh. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh để giải thích cho con những nguyên nhân dẫn đến vấn đề ạ. Đối với vấn đề này, cha mẹ nên đặt mình vào tình huống của con trẻ để xử lý. Phương pháp cuối cùng của mọi phương pháp mới là sự trách phạt.

Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân - kết quả

♦  Ở giai đoan này, trẻ nóng lòng muốn thể hiện mình. Cùng với đó, tư duy của trẻ bắt đầu phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Trẻ bắt đầu nhận thức được về nguyên nhân và kết quả. Nếu cha mẹ thường xuyên rèn luyện cho trẻ tư duy này, trẻ sẽ biết cách hành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống.

Sử dụng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách giải quyết tình huống

♦  Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ nói và làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất.

Đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép.

♦  Quy tắc an toàn- không an toàn, được phép và không được phép là một trong những quy tắc đơn gian mà cha mẹ có thể thực hiện ngay ở tại gia đình mình. Để thực hiện quy tắc này, cha mẹ cần là người làm gương cho trẻ. Với mỗi quy tắc, cha mẹ nên đặt ra những mức thưởng- phạt rõ ràng để tạo niềm tin trong trẻ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung quy tắc, cha mẹ nên thống nhất và giải thích rõ ràng với con cái.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.

Những kĩ năng được tổng hợp ở trên rất quan trọng nhằm giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mình. Ngoài ra, nếu như phụ huynh ở Hà Nội cần thuê gia sư giúp con học tốt hơn vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số: 0964460088 hoặc 0904628800 để được tư vấn, lựa chọn gia sư kèm con chất lượng nhất.