Còn khoảng 2 tuần nữa, gần một triệu học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi quan trọng trong đời các em. Nó quan trọng không chỉ vì điểm thi đợt này có ý nghĩa quyết định đến việc vào đại học. Quan trọng hơn, có lẽ cũng ít được để ý hơn, là từ thời điểm này việc học đã có mục đích khác đòi hỏi cách nhìn, cách suy nghĩ khác.

Học xong làm gì?

Đến hết THPT, việc học là để chuẩn bị nền tảng cơ bản về tri thức cho một con người trong xã hội hiện đại. Đi học gần như là việc hiển nhiên, không cần bàn cãi. Nhưng chỉ một ngày sau kỳ thi THPT quốc gia, các em học sinh và gia đình sẽ đối diện với những câu hỏi hóc búa khác, không còn hiển nhiên, không còn mặc định như trước nữa. Những câu hỏi lớn nhất sẽ là: có học tiếp không? học cái gì? học ở đâu? học bao lâu? học xong làm gì? chi phí thế nào?...

Điều ngạc nhiên là câu hỏi “học xong làm gì?”, với đầy đủ tính chất quan trọng của nó, ai cũng đặt ra nhưng hầu như không ai tìm câu trả lời cho đến nơi đến chốn. Hơn nữa, đáng lẽ nó phải là câu hỏi có ý nghĩa quyết định thì bỗng nhiên trở thành thứ yếu.

Không phải học sinh hay phụ huynh không ý thức được tầm quan trọng: họ bỏ qua vì không có câu trả lời. Cũng vì không có câu trả lời, nên việc tặc lưỡi cho qua theo kiểu: thôi cứ học lấy cái bằng trước đã, làm gì tính sau. Và đấy chính là nguyên lớn nhất dẫn đến tình trạng thất nghiệp của các cử nhân, kỹ sư sau tốt nghiệp.

 

Chỉ một ngày sau kỳ thi THPT quốc gia, các em học sinh và gia đình sẽ đối diện với những câu hỏi hóc búa khác. (ảnh minh họa: Hà Trang)
Chỉ một ngày sau kỳ thi THPT quốc gia, các em học sinh và gia đình sẽ đối diện với những câu hỏi hóc búa khác. (ảnh minh họa: Hà Trang)

Nên chọn con đường phù hợp

Tôi tin rằng, dù trong điều kiện nào, phụ huynh và học sinh cũng nên tìm cách trả lời cho rốt ráo những câu hỏi đó trong thời điểm quan trọng sau khi thi THPT quốc gia. Và không chỉ có những câu hỏi đó, việc lựa chọn học ở đâu? chi phí thế nào? thời gian bao lâu? cũng rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào năng lực của học sinh, hoàn cảnh của gia đình, điều kiện tài chính của bố mẹ,...

Không có ý chê trách, nhưng hình ảnh ông bố già yếu lên Hà Nội nhặt rác nuôi con học đại học, dù rất đáng trân trọng và khâm phục nhưng không nên là hình ảnh tiêu biểu. Con cái nên chọn những con đường phù hợp hơn để phát triển học vấn, không thể đòi hỏi cha mẹ hy sinh vô điều kiện như vậy, dù đó luôn là sự hy sinh tự nguyện.

Trong việc chọn ngành, chọn nghề, chọn phương thức học tập thì những yếu tố sau đây cần phải đóng vai trò quyết định:

Học để có nghề nghiệp: trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập, kỹ năng nghề nghiệp đóng vai trò quyết định cho tương lai của đa số bạn trẻ. Các con, các cháu nếu đã học hãy học một nghề nghiệp nghiêm túc và có nhu cầu cao trong xã hội. Tình trạng có bằng mà không có nghề khá phổ biến và gây hậu quả nặng nề cho xã hội và cho bản thân. Hãy cố gắng chọn nghề nghiệp trước, nghề nào càng gần với năng lực tự nhiên, tính cách, sở thích của mình càng tốt.

 

Phụ huynh lo âu trước cửa phòng thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016 tại Hà Nội (ảnh: Hà Trang)
Phụ huynh lo âu trước cửa phòng thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 tại Hà Nội (ảnh: Hà Trang)

Học để có việc làm: việc làm vốn là mục tiêu chính của việc học sau bậc PTTH dù không phải mục tiêu duy nhất. Không nhiều cơ sở giáo dục/đào tạo có khả năng gắn việc học với việc làm, nhưng không phải là không có. Nếu không tìm được những cơ hội như thế, hãy đặt ưu tiên cao cho những nơi có thể trang bị kỹ năng nghề nghiệp tốt. Đấy là cơ sở để có việc làm.

Bằng cấp?: bằng cấp có vai trò nhất định, nếu nó gắn liền với tri thức và trình độ nghề nghiệp thật. Hãy tin là trừ một số ít trường hợp, nếu không có kiến thức và trình độ thực tấm bằng sẽ hoàn toàn vô giá trị. Nếu thuộc tỷ lệ tương đối nhỏ những học sinh xuất sắc, hoặc gia đình có điều kiện tốt, bạn có thể ưu tiên cho bằng cấp trước. Nhưng với đa số trường hợp, nghề nghiệp và việc làm nên có ưu tiên cao hơn.

Bằng cấp vẫn quan trọng, nhưng nếu phải lựa chọn, hãy chọn việc làm. Đến 27-30 tuổi lấy bằng đại học hoàn toàn không phải muộn. Nhưng nếu đến tầm đó bạn mới bắt đầu đi làm thì rõ ràng là hơi muộn, bạn bè của bạn đã kịp có 3-5 năm kinh nghiệm và có thể đã có những bước tiến lớn trong nấc thang nghề nghiệp của họ.

Không chỉ có một con đường

Bài viết này không chỉ ra con đường nào cụ thể. Hàng triệu học sinh sắp tốt nghiệp mỗi người có một năng lực, một thiên hướng, một hoàn cảnh khác nhau. Không có con đường nào duy nhất đúng cho tất cả mọi người. Tất cả chỉ là những nguyên tắc, những phương pháp để lựa chọn. Quyết định là ở mỗi học sinh, mỗi gia đình và tương lai phụ thuộc rất nhiều vào quyết định đó.

Khúc Trung Kiên

Giám đốc Chương trình Fast Track SE

 

Thảm khảo thêm:

 

Học Fast Track SE – Cam kết việc làm

http://www.fasttrack.edu.vn/hoc-fasttrack-cam-ket-viec-lam/

 

Fast Track SE và tiến trình đào tạo

http://www.fasttrack.edu.vn/fasttrack-va-tien-trinh-dao-tao/

 

Học kỳ 1:

  • Nhập môn công nghệ phần mềm
  • Cơ sở lập trình & các thuật toán cơ bản
  • Lập trình hướng đối tượng và ngôn ngữ Java
  • Nhập môn cơ sở dữ liệu, hệ quản trị CSDL và ngôn ngữ SQL
  • Lập trình web căn bản: HTML, JavaScript
  • LAB1: Các kỹ thuật lập trình căn bản với ngôn ngữ Java
  • LAB2: Phát triển các ứng dụng web với HTML & JavaScripts
  • Tiếng Anh chuyên ngành 1: Cơ sở và thuật ngữ CNTT

Học kỳ 2:

  • Ngôn ngữ lập trình Java (nâng cao)
  • Lập trình web nâng cao
  • Cơ sở dữ liệu & SQL nâng cao
  • CNPM: kiểm thử – unit test
  • Tiếng Anh chuyên ngành 2: Đọc, hiểu yêu cầu phần mềm
  • LAB3: Phát triển ứng dụng với ngôn ngữ Java
  • LAB4: Lập trình web nâng cao

Học kỳ 3:

  • CNPM: Quy trình dự án phát triển phần mềm
  • Công cụ quản lý quy trình của FPT Software
  • Tham gia các dự án đào tạo trên môi trường của FPT Software
  • Tham gia các dự án thực tế của FPT Software
  • Tiếng Anh chuyên ngành 3: đọc hiểu yêu cầu phần mềm (2)

Học kỳ 4:

  • Tham gia các dự án đào tạo trên môi trường thực tế
  • Tham gia dự án thực với vai trò LTV/kiểm thử viên nếu đáp ứng yêu cầu dự án
  • Tiếng Anh chuyên ngành 4: email, báo cáo, tài liệu thiết kế module

 

Fast Track SE – Cơ hội nghề nghiệp

http://www.fasttrack.edu.vn/fasttrack-co-hoi-nghe-nghiep/

 

Sau khi hoàn thành khóa học 16 -20 tháng, học viên sẽ được học tập và phát triển bản thân tại môi trường doanh nghiệp.

Những cơ hội nghề nghiệp khi hoàn thành khóa học. Học viên có thể làm việc ở những chức danh sau:

  • Lập trình viên
  • Kỹ sư cầu nối – Bridge Software Enginee (BrSE)
  • Kiểm thử phần mềm – Software testing
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm – Software Quality Assurance (SQA)
  • Quản trị dự án – Project Manager
  • Giám đốc kỹ thuật

 

Tại sao chọn Fast Track SE?

http://www.fasttrack.edu.vn/tai-sao-chon-fast-track-se/

 

5 Ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới bắt đầu

http://www.fasttrack.edu.vn/5-ngon-ngu-lap-trinh-tot-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau/

Nếu bạn đang nghĩ đến việc học lập trình, thì ngôn ngữ bạn quyết định chọn để bắt đầu phụ thuộc rất nhiều vào cái mà bạn đang cố gắng học, cái mà bạn muốn làm với kỹ năng đó, và cái đích cuối cùng mà bạn muốn đi tới.

Xin được nói rõ rằng – chúng ta đang không cố gắng giải quyết triệt để câu hỏi “Ngôn ngữ lập trình nào bạn nên học đầu tiên nếu bạn đang thử học lập trình?”. Mọi người đều có những quan điểm khác nhau và phụ thuộc vào những lý do xác định trong việc học của bạn, có lẽ trong trường hợp này không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cả.Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và xếp hạng 5 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất theo đề cử của các bạn, nhưng không theo một trật tự nào cả.

Java

Ngôn ngữ Java của hãng Oracle là một trong những ngôn ngữ lập trình có chỗ đứng lâu nhất, bền bỉ và có tầm ảnh hưởng nhất. Bạn sẽ tìm thấy Java tại lõi của các ứng dụng trong và ngoài môi trường web, trên tất cả các nền tảng, các hệ điều hành và các thiết bị khác nhau. Nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có đặc trưng sâu sắc dựa trên lớp (class-based), được thiết kế để có thể hoạt động được trên nhiều nền tảng nhất có thể. Vì lý do đó, nó cũng là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, điều đó khiến nó trở nên vô cùng giá trị để học nếu bạn đang có hứng thú trong việc học lập trình. Nhược điểm của Java đó là để đảm bảo khả năng có thể chạy được ở nhiều nơi, nên nó tương đối khó nắm bắt để lập trình một cách hiệu quả và năng suất.

Ruby

Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dynamic, mã nguồn mở được phát triển bởi nhà khoa học máy tính người Nhật Bản là Yukihiro Matsumoto vào những năm 90s của thế kỷ trước, điều đó khiến cho nó trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình tuổi đời còn ít nhưng lại được sử dụng rộng rãi. Ruby được thiết kế có cú pháp dễ đọc và dễ viết đối với con người, mà không cần thiết phải học một số lượng lớn những dòng lệnh và những “từ điển” chuyên biệt khi mới bắt đầu. Trong khi bản thân ngôn ngữ này là hướng đối tượng, nhưng nó cũng hỗ trợ lập trình thủ tục, chức năng và mệnh lệnh (imperative), một trong những yếu tố khiến nó đặc biệt linh hoạt.

Những độc giả đề cử Ruby đã ca ngợi nó bởi tính dễ hiểu và dễ học, dễ đọc khi mới bắt đầu; và nó có một cộng đồng developer rộng lớn, năng động và đam mê để đảm bảo sự thành công của ngôn ngữ này.

Python

Khi mọi người bàn luận về những ngôn ngữ lập trình nên học đầu tiên và ngôn ngữ nào dễ dàng hơn cho mọi người có thể học nhanh chóng, Python chắc chắn là một lựa chọn. Nó được phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum, người sau đó đã quản lý ngôn ngữ này thông qua tổ chức phi lợi nhuận Python Software Foundation. Python là ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí, thậm chí cho các ứng dụng thương mại. Python thường được sử dụng và xem như là một ngôn ngữ kịch bản, cho phép các lập trình viên tạo ra một số lượng lớn code dễ đọc trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nó cũng là một ngôn ngữ dynamic, hỗ trợ hướng đối tượng, thủ tục, và có phong cách lập trình chức năng như những ngôn ngữ khác. Bởi tính mềm dẻo của nó, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay.

Python không chỉ bắt đầu dạy ở mức cơ bản, mà nó dạy một số kiến thức hữu ích như indentation, module hóa, tính quan trọng của quy tắc đặt tên biến và hàm (naming conventions) sẽ giúp bạn rất nhiều khi bạn học và làm việc với những ngôn ngữ khác.

C/C++

Trong khi những đề cử của độc giả đa số là cho ngôn ngữ lập trình C và khá ít đề cử C++, chúng tôi đã quyết định gộp 2 ngôn ngữ này làm một, vì dù sao C++ cũng là một bước tiến từ C. Chúng ta không đi quá chi tiết vào lịch sử của ngôn ngữ C, và sau đó là C++ (cái mà đã bắt đầu cải tiến và cập nhật để mang ngôn ngữ C đến với các ứng dụng hiện đại), hãy chỉ nói về 2 ngôn ngữ này kể từ khi chúng được sinh ra từ những năm 1970s và đầu những năm 80s, tương ứng (bạn có thể đọc thêm về lịch sử của hai ngôn ngữ này ở link Wikipedia phía trên). C là ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh được sử dụng cực kỳ rộng rãi, đa mục đích; có một tầm ảnh hưởng lớn đến hầu hết các ngôn ngữ lập trình đi sau nó. C++ mặt khác còn đi một bước xa hơn trong việc bổ sung các đặc trưng hướng đối tượng class đến ngôn ngữ này, đi kèm với các hàm ảo và template. C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, và ngày nay nó vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong mọi thứ từ video games cho đến các phần mềm thương mại. Việc học C++ có một chút khó khăn hơn so với C, mặc dù nhiều người sẽ tranh cãi rằng không có lý do gì mà lại bắt đầu học lập trình bằng ngôn ngữ C cả. Đó là một cuộc tranh luận không có hồi kết.

Có một điều quan trọng về C và C++: cả 2 ngôn ngữ này hầu như là những ngôn ngữ nền tảng nhất trong khoa học máy tính và lập trình. Nếu bạn học chúng, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích, thậm chí nếu sau này bạn không còn sử dụng chúng nữa. Chúng sẽ mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc vào trong điểm bắt đầu và nguồn gốc của khoa học máy tính và lập trình máy tính. Những độc giả đã ca ngợi chúng là ngôn ngữ đầu tiên để học nói rằng bạn sẽ có một sự hiểu biết phong phú về lập trình nếu bạn bắt đầu với chúng.

JavaScript

Bạn đừng nhầm lẫn JavaScript với Java, đây là một ngôn ngữ kịch bản đã được phát triển vào những năm 90s bởi Brendan Eich, cựu nhân viên của hãng Netscape Communications và giờ là Mozilla Foundation. JavaScript là một trong những công nghệ nền tảng mà web dựa trên đó. Đừng để tôi đánh lừa bạn – JavaScript tồn tại bên ngoài các trình duyệt, nhưng phần lớn nằm trong ngữ cảnh của các ứng dụng và dịch vụ kết nối. Ngôn ngữ này tự bản thân nó là dynamic, và cung cấp cho các lập trình viên sự mềm dẻo để sử dụng phong cách lập trình hướng đối tượng (và bản thân ngôn ngữ này hầu như là hướng đối tượng) cũng như là hướng chức năng và mệnh lệnh. Nó tiếp nhận nhiều cú pháp từ ngôn ngữ C, và nếu bạn lên kế hoạch để làm bất kỳ sự phát triển cho web, thì việc học JavaScript nên nằm trong danh sách của bạn.

May mắn thay, JavaScript khá dễ học, đã sẵn sàng ở trong trình duyệt để bạn có thể vọc vậy, và mặc dù nó đã tồn tại được khá lâu, nhưng ngày càng thu được sự nổi tiếng hơn. Nhiều người đề cử nó đã lưu ý rằng khả năng bạn áp dụng khi học JavaScript là rất lớn, bởi vì bạn có thể bắt đầu sử dụng nó ngay bằng cách xây dựng một vài thứ trên web – điều này có thể rất tốt khi mọi người bắt đầu học lập trình. Một số bạn thậm chí còn nói rằng họ đã học được những ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều như C và Java bằng cách chọn JavaScript là ngôn ngữ đầu tiên (nhưng đừng lầm lẫn – có rất ít sự liên quan giữa JavaScript và Java). Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cách để lập trình chuyên nghiệp, thì hiện nay JavaScript có nhu cầu rất lớn.

Kết luận

Bây giờ là lúc để đưa ra kết quả 5 ngôn ngữ được bình chọn bởi chính các bạn, những độc giả của cộng đồng Lifehacker, danh sách những ngôn ngữ dành cho người mới học lập trình: