@manhng

Welcome to my blog!

Xu hướng nghề nghiệp 2020

April 24, 2020 10:53

Xu hướng nghề nghiệp 2020 (edit)

https://technet.vn/2020/04/05/cac-xu-huong-nghe-nghiep-it-sau-cuoc-khung-hoang-covid-19/

Như chúng ta đã biết, đại dịch COVID-19 đã khiến cho hàng trăm triệu người phải thay đổi cách thức làm việc truyền thống sang làm việc tai nhà (work from home – WFH). Hay nói cách khác, WFH là lựa chọn duy nhất và cấp bách nhất bây giờ và thông qua đó mở ra vô vàn cơ hội việc làm từ mô hình WFH này. Chính vì vậy, trong cuộc khủng hoảng này, rất nhiều công ty điện toán đám mây (cloud computing companies) đột nhiên là xương sống cung cấp cơ sở hạ tầng cho rất nhiều tổ chức như là giảng dạy trực tuyến toàn cầu (global virtual learning), họp trực tuyến từ xa (video conference), và các nền tảng giải trí – công nghệ quan trọng (Youtube, Grab, Amazon…) ở quy mô chưa từng có trước đây. Mặc dù Internet đã lan rộng đến hơn một nữa dân số toàn cầu vào năm 2019, nhưng nếu không có sự mở rộng kịp thời của dịch vụ đám mây, thảm họa về mặt kinh tế – thương mại sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.

Cho nên việc thay đổi như trên sẽ mang đến rất nhiều thách thức nhưng bên cạnh đó cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội to lớn cho những ai có sự chuẩn bị kịp thời cho mô hình việc làm mới này. Tôi xin nêu ra các quan điểm cá nhân sau về góc nhìn nghề nghiệp:

  • Thứ nhất, mảng Cloud này còn rất mới đối với giới trẻ IT hiện nay, khi mà mảng IT truyền thống với hơn cả chục năm phát triển đến bây giờ. Cho nên theo nhận định của tôi thì sân chơi Cloud này khá công bằng và mới mẻ với các bạn trẻ mới ra trường, hay những ai muốn chuyển đổi qua Cloud trong thời gian này. Bởi vì ở thị trường lao động hiện nay, không có nhiều người có hơn 3-5 năm kinh nghiệm chuyên sâu về Cloud (Azure, AWS, GCP…), khi mà các bạn có thể bắt đầu và trau dồi kiến thức đúng lộ trình như bạn đặt ra từ hôm nay thì các bạn sẽ sớm trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.

Vector illustration of making money and profit from cloud technology.

  • Thứ hai, do sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, Cloud dần dần đã thay đổi góc nhìn cho các doanh nghiệp hiện thời về chi phí đầu tư và vận hành (CapEx – OpEx), lợi nhuận từ đầu tư (ROI), và đổi sang mô hình đi thuê dịch vụ do chính các công ty Cloud cung cấp (CSP – Cloud Service Provider). Cho nên mô hình IT truyền thống sẽ ngày một thay đổi, có thể tăng/giảm về đặc thù công việc (Hybrid như là Cloud System Engineer), hoặc sản sinh ra một ngành mới (DevOps, Cloud Engineer…) để đáp ứng nhu cầu thị trường khi các doanh nghiệp này chuyển sang vận hành mô hình Cloud.

AWS vs Azure vs GCP

  • Thứ ba, đó là hiện nay các công ty CSP đã và đang cạnh tranh và phát triển cực thịnh về mô hình Cloud, điển hình là ba công ty lớn Microsoft – Azure, Amazon – AWS, Google – GCP. Như mọi người ai cũng biết là các start-up hiện nay đều dựa trên nền tảng (platform) của các công ty trên để vận hành business của mình, và các doanh nghiệp truyền thống đang có xu hướng dịch chuyển (migration) lên Cloud. Một số ví dụ cụ thể như là các công ty về thương mại điện tử Shopee, Lazada đều dựa trên nền tảng của AWS để tối ưu hóa business của họ, hay các công ty giải trí Youtube, Spotify lại thừa hưởng mô hình của GCP để vận hành, và đa số các công ty nhà nước của Mỹ đang dịch chuyển dần lên Azure khi mà các cơ sở hạ tầng (On-Premise) của họ đều đặc thù của Microsoft (bộ quốc phòng Mỹ đã ký với MS để phát triển Azure trong 10 năm tới). Chính vì như vậy, nhu cầu nhân lực cho mảng Cloud trong tương lai gần sẽ gia tăng rất nhiều, và có thể thiếu hụt do không đủ đáp ứng. Trên hết, điều mà mọi người quan tấm nhất đó là lương cho ngành Cloud này, và không ngoài dự đoán thì mức lương của một kỹ sư đám mây (Cloud Engieer) là rất cao so với thị trường IT hiện nay. Ngoài ra, đối với những ai làm về Cloud thì luôn có những công việc thứ 2, thứ 3 khi mà bạn có thể WFH và làm thêm về các dự án khác, đó là sự khác biệt to lớn khi so với công việc IT truyền thống khi bạn phải lên công ty và làm công việc theo giờ hành chính.

Thông qua những ý kiến trên, tôi sẽ liệt kê một vài công việc liên quan đến Cloud hiện nay trên thị trường lao động Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung. Ở đây anh chị em làm IT đề biết rõ là thị trường IT ở VN đang rất phát triển so với khu vực ASEAN, và lớn hơn là ASIA khi mà IT ở nước ta đều ở độ tuổi rất trẻ, và đa số các công ty nước ngoài đang đổ sang đầu tư và phát triển tại Việt Nam.

  1. Cloud Engineer:
    undefined
    Nghe cái tên thì mọi người đều có thể hình dung ra được công việc sẽ như thến nào. Cloud Engineer – CE nói chung, hay có một số gọi là Cloud System Administrator/Engineer, hay Cloud Operation Engineer, đa phần CE sẽ chịu trách nhiệm chính là vận hành và quản lý các dịch vụ trên Cloud (cloud services) do các CSP cung cấp sẵn. Cũng như với System Engineer, chúng ta phải quản lý hết cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp (từ CPU, RAM, Network cho đến các ứng dụng cơ bản, và security), thì môi trường Cloud cũng như vậy, tuy nhiên có một số điểm khác là nếu dịch vụ nào được quản lý bởi các CSP (Managed Serives) thì CE sẽ không quản lý về mặt hot-fix, mà chỉ quản lý các dịch vụ đang thuê (Unmanaged Services). Nói chung, CE là một nghề tuy mới cũng không mới, rất phù hợp với các bạn trẻ mới ra trường đã có kiến thức sơ bộ về Cloud thông qua các chứng chỉ hiện nay của các CSP, để từ những lý thuyết cơ bản đó sẽ dễ dàng tiếp thu và vận hành nhanh chóng được công việc. Mức lương của ngành CE này cũng khá là cao có thể từ $1000 trở lên với các công ty nước ngoài.
  2. DevOps – DevSecOps Engineer:
    undefined
    Đối với các anh em là bên mảng Software nói chung, thì DevOps đã không còn gì xa lạ nữa. DevOps thuần túy là những kỹ sư có khả năng lập trình (code), thiết kế (design) và triển khai (deploy) các module hay ứng dụng (application) có thể tích hợp (integrate) với Cloud Services. Mình không phải là dân DevOps nên khái niệm đưa ra sẽ không chính xác, tuy nhiên các bạn có thể tham khảo thêm trên Internet, khi mà DevOps đã và đang tạo ra cuộc các mạng trong ngành công nghiệp IT hiện nay. DevOps sẽ biến đổi một người có một kỹ năng duy nhất thành một người đa năng bao gồm lập trình, xây dựng hạ tầng và cấu hình, thử nghiệm, xây dựng và phát hành. Vì nó không chỉ giới hạn cho bất kỳ công nghệ cụ thể nào, những người làm việc trong môi trường DevOps liên tục làm việc với tích hợp và tự động hoá trong các công nghệ khác nhau. Còn vê DevSecOps là một khái niệm tương đối mới gần đây, cho những ai đang là DevOps nhưng lại có thêm khả năng Security nữa. Chính vì vậy những người làm công việc DevOps – DevSecOps thường được trả lương cao nhất trong giới chuyên gia về CNTT hiện nay, và nhu cầu thị trường cho công việc này phát triển nhanh chóng vì các tổ chức sử dụng DevOps ngày càng tăng cao.
  3. Cloud Consultant:
    undefined
    Cloud Consultant hay còn gọi là Tư vấn dịch vụ công nghệ đám mây là những kỹ sư thực hiện tư vấn các giải pháp sử dụng Cloud cho các doanh nghiệp. Ngành này còn rất mới và rất sang sủa khi đa số các công ty VN hiện nay có nhu cầu to lớn về dịch chuyển sang Cloud mà vẫn mù tịt thông tin cũng như đường đi nước bước. Tôi dự đoán tương lai ngành này rất phát triển khi các Consultants sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong dự án (pre-sale) và có những mối quan hệ rất tốt với đối tác. Những ai giỏi về sale, có khả năng tư duy hùng biện tốt, lại có thêm kiến thức vững chắc về mảng Cloud sẽ rất có tiềm năng trong vị trí này. Và trên hết lương cũng như bonus sẽ tăng cao nếu chúng ta tư vấn giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.
  4. Cloud Trainer:
    undefined
    Do nhu cầu gia tăng về lực lượng kỹ sư Cloud, cho nên đòi hỏi tất yếu về lực lượng giảng dạy cho mảng Cloud này. Chính vì vậy sắp tới sẽ cần rất nhiều nhân lực về đào tạo cho Cloud, và cũng như mô hình giảng dạy tương đối mới hiện nay là dạy trực tuyến (Online Training) sẽ phát triển nhanh chóng, cũng như các khóa học từ xa trên các trang web lớn (LinuxAcademy, CBTNutget…). Các trung tâm đào tạo đang phát triển tại VN rất nhiều (Trainocate…). Hiện tại tôi cũng hứng thú với mảng này nên sẽ theo đuổi trong thời gian gần.
  5. Cloud Architect:
    undefined
    Một CA tập trung vào bức tranh lớn về thiết kế và cấu hình cơ sở hạ tầng thay vì cấu hình triển khai các dịch vụ Cloud riêng lẻ. Để thành công, ứng viên cần có khoảng từ 8 đến 10 năm kinh nghiệm và có thể xây dựng lộ trình cho các sản phẩm đám mây hiện tại và tương lai của tổ chức. Các công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đám mây của công ty cho nên một CA phải có tầm nhìn xa để xem những thay đổi và công nghệ mới nổi này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống của họ như thế nào. Bên cạnh đó, một CA cần phải có kiến thức về tính toán tài chính cho doanh nghiệp để đảm bảo quá trình triển khai và vận hành phù hợp với nhu cầu hiện tại và phát triển hay tinh giảm trong tương lai. Hiện nay, một người CA hoàn chỉnh là rất hiếm trên thị trường lao động và bởi vậy lương cho một CA theo tôi là rất rất cao.

According to Glassdoor the Cloud Engineer Average Base will be paid at around $103,921

Thật ra còn rất nhiều ngành nghề liên quan nữa, nhưng tôi chỉ tóm gọn lại 5 nghề trên theo xu hướng Cloud nổi bật tại thời điểm bây giờ và trong tương lai gần. Tuy nhiên, quan trọng không kém đó chính là ngoại ngữ và kỹ năm mềm mà hơn hết các bạn trẻ mới ra trường hay những anh em IT đang làm rất hạn chế. Chúng ta đều hiểu toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự liên lạc và trao đổi qua lại với nhau giữa các chuyên gia IT nước ngoài hoặc cũng như làm việc tại các công ty nước ngoài tầm cỡ và am hiểu về các sản phẩm Cloud của các CSP để có những chứng chỉ liên quan.

Tôi hy vọng trong thời gian tới, các bạn trẻ sẽ cố gắng tranh thủ thời điểm vàng này để trao dồi thêm các kiến thức về Cloud, ngoại ngữ và kiến thức căn bản cốt yếu của IT nói chung, để sẵn sàng đón nhận các cơ hội việc làm mới trong những thời gian tới.

Xu hướng nghề nghiệp tổng kết:

  • Cloud Engineer
  • DevOps Engineer - DevSecOps Engineer
  • Cloud Consultant
  • Cloud Trainer
  • Cloud Architect

Categories

Recent posts