@manhng

Welcome to my blog!

Toán học lớp 1

September 1, 2020 06:37

Những kỹ năng Toán học trẻ cần biết trước khi vào lớp 1 (edit)

Các khái niệm và kỹ năng Toán học ban đầu mà chương trình giảng dạy Toán học cấp 1 được xây dựng bao gồm:

  • Biết được về kích thước, hình dạng, mô hình (hình tròn, hình tam giác, hình vuông…
  • Nhận diện các con số
  • Có khả năng đếm số (đếm nhỏ đến lớn, đếm lùi từ lớn đến nhỏ)
  • Xác định số lượng nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Hiểu được sự tương ứng (ví dụ: nhóm nào có 4 hình giống nhau, hoặc nhóm nào có 5 thứ khác nhau…)

Kỹ năng Toán trong trường học (cho bé lớp 1):

  1. Nhận biết con số
  2. Kỹ năng trình bày
  3. Ý thức về không gian
  4. Kỹ năng đo lường
  5. Kỹ năng ước lượng
  6. Nhận diện các khuôn mẫu

1. Kiến thức trọng tâm chương trình môn Toán lớp 1

1.1 Phần Số Học

Các số đếm từ 1 đến 10. Phép cộng, trừ trong phạm vi 10.

– Các con cần nhận biết quan hệ về số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau…)

– Thành thạo kỹ năng đọc, đếm, so sánh các số từ 1 đến 10.

– Sử dụng ký hiệu toán học như dấu = (bằng), < (bé hơn), > (lớn hơn).

– Giới thiệu khái niệm về phép cộng. Quy tắc cộng.

– Giới thiệu khái niệm về phép trừ. Quy tắc trừ.

– Học thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.

– Số 0 trong phép cộng, phép trừ.

– Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

– Thực hành tính giá trị của biểu thức có đến hai phép tính cộng, trừ.                                

Các số đếm từ 1 đến 100. Phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.

– Đọc, đếm thành thạo từ 1 đến 100.

– So sánh các số trong phạm vi 100.

– Giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị. Giới thiệu một chục, tia số

– Thực hiện tính nhẩm, tính viết trong phạm vi 100.

– Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

– Thực hiện tính giá trị của biểu thức có sử dụng hai phép tính cộng trừ.

1.2 Đại Lượng đo lường và ứng dụng.

– Giới thiệu đơn vị đo khoảng cách, độ dài xăng – ti – mét.

– Thực hành đo độ dài của một vật đơn giản. Vẽ độ dài cho trước. Cách ước lượng độ dài theo đơn vị xăng – ti – mét.

– Giới thiệu đơn vị đo thời gian: phút, giờ, ngày, tuần, tháng…

– Làm quen với cách đọc lịch, tính ngày, tính giờ trên đồng hồ.

1.3 Các yếu tố hình học đơn giản

– Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

– Cách nhận biết  điểm nằm bên ngoài hoặc nằm bên trong của một hình.

– Thực hành vẽ, cắt, ghép một hình đã học biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.

1.4 Giải Toán có lời văn

– Toán có lời văn là gì?

– Thực hiện giải toán có lời văn bằng cách sư dụng một phép tính đơn giản. Thông thường là toán thêm, bớt một số đơn vị.

2. Phương pháp học toán lớp 1 hiệu quả

1.1 Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các chữ số

Hãy giúp trẻ phát huy khả năng của mình bằng cách làm quen với các con số, hiểu rõ bản chất từng con số có vai trò và ý nghĩa như thế nào trước khi biết đến khái niệm cộng, trừ vì khái niệm cộng, trừ sẽ trở nên khô khan và khó hiểu vô cùng nếu nếu trẻ không hiểu và thấy không thoải mái với những con số.

Ví dụ: chúng ta có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để tạo ra chữ số 5 thì lúc đó trẻ có thể trả lời với các cặp số như 0 và 5, 1 và 4, 2 và 3… Cách giải thích như thế này giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về các con số cũng như phép tính cộng, trừ.

1.2 Dạy trẻ cách đếm nhảy

Cách dạy đếm nhảy giúp trẻ hiểu được nếu cộng chừng ấy đơn vị ta sẽ có được số mới tiếp theo, ngược lại nếu trừ sẽ có số trước đó. Ví dụ: cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để tạo thành dãy số 1, 3, 5, 7, 9…

1.3 Sử dụng đồ dùng học tập

Ngoài đồ dùng học tập như thước, tẩy, compa… thì những vật dụng quen thuộc hàng ngày sẽ giúp trẻ dễ hình dung về bài toán hơn. Ví dụ: Viên bi, cái kẹo, quả cam, con chó, con mèo… Khi đó nếu chúng ta đưa cho trẻ 3 quả cam và bảo trẻ lấy thêm 2 quả nữa thì sẽ được mấy quả? Chắc chắn trẻ sẽ làm phép tính cộng một cách trực quan hơn.

1.4 Nhưng phép tính thú vị

Vận dụng nhưng bài toán đơn giản nhưng thú vị liên quan đến số 0 chẳng hạn: 10 + 0 = ? 100 + 0 = ? hay 99 – 0 = ? 999 – 0 = ?.

Những số khi quay lôn ngược vẫn là chính nó như: số 0, số 1, số 8.

Những số khi quay ngược lại thành số kia như: cặp 6 & 9, cặp 2 & 5.

1.5 Thay đổi cách học

Khi trẻ đã thành thạo các phép tính ta nên giới hạn thời gian để xem trẻ làm nhanh đến mức nào và cũng thay đổi không khí giúp trẻ hào hứng trở lại. Đặc biệt chú ý: không nên dạy trẻ sử dụng ngón tay để tính toán vì nó sẽ trở thành thói quen xấu trong tương lai khiến trẻ phụ thuộc vào cách này và vô cùng khó bỏ.

Tham khảo:

https://bethongminh.vn/mathkids/nhung-ky-nang-toan-hoc-tre-can-biet-truoc-khi-vao-lop-1.html

https://giasusupham.com.vn/chuong-trinh-trong-tam-mon-toan-lop-1.html

Categories

Recent posts