@manhng

Welcome to my blog!

Interview (Itv)

September 24, 2018 10:27

Interview (edit)

Bộ Thông tin và Truyền thông

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội

Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh

Điểm chuẩn của các ngành, nhóm ngành đào tạo lĩnh vực CNTT-TT (ICT) thường cao

Giải thuật - Thuật toán

https://www.geeksforgeeks.org/

Test

https://bytenota.com/javascript-replace-last-occurrence-of-a-string/

https://bytenota.com/csharp-replace-last-occurrence-of-a-string/

https://bytenota.com/aspnet-get-ie-browser-version-using-csharp/

https://bytenota.com/get-ie-browser-version-using-javascript/

Interview

July 21, 2017 10:49

Your application for Senior .NET Developer (Up to $1300) at EpiServer

Your application for 03 .NET Team Leader - Up to $2000 at Luvina Software

Your application for C# Team Leader at Evolable Asia

Your application for 03 Team Leaders (C#, .NET) at VSCM

1) Evolable Asia

http://www.evolableasia.com/

https://evolable.asia/

https://jobs.evolable.asia/

http://offshore.evolableasia.com/

Xây dựng website, ứng dụng website, ứng dụng di động

Address: 9F, Viet A BuildingDuy Tan street, Cau Giay District, Ha Noi

Công ty trách nhiệm hữu hạn Evolable Asia có vốn 100% từ Nhật, là liên doanh giữa TabiCapital Nhật Bản và Soltec Việt Nam. Chuyên về xây dựng website, ứng dụng di động và website, Evolable Asia hướng đến những công ty Nhật. Evolable Asia cũng đã thực hiện những dự án nổi bật cho khách hàng, bao gồm ứng dụng trên Smartphone, tạo website như Aloha 7, Trip Star, CAS Tour…

2) Luvina Software

http://www.luvina.net/

Vu Thi Bich Ngoc <ngocvtb@luvina.net>

Le Quang Luong <lqluong@luvina.net>

Công ty xuất phát từ Đại học kỹ thuật Tokyo chuyên sản xuất và bảo trì phần mềm cho thị trường Nhật

Luvina Software với lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và bảo trì phần mềm theo đơn đặt hàng cho thị trường Nhật bản. Được sáng lập bởi những cựu sinh viên của Đại học kỹ thuật Tokyo, Luvina được mang danh hiệu Tokodai Hatsu Venture ( công ty xuất phát từ Đại học kỹ thuật Tokyo ). Trải qua 10 năm hoạt động, Luvina đã từng bước trưởng thành một cách vững chắc từ điểm khởi đầu với 5 thành viên, đến nay đã có hơn 300 thành viên với phong cách làm việc chuyên nghiệp. Ngoài trụ sở chính tại Hà nội, Luvina còn có chi nhánh Nhật bản, chi nhánh Đà nẵng.

Luvina là công ty có vốn 100% từ Nhật Bản, chuyên về phát triển phần mềm để xuất khẩu sang thị trường Nhật. Để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu cao từ khách hàng Nhật, Luvina, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tiêu chuẩn, luôn luôn học hỏi để cải tiến sản phẩm. Kết quả là, số lượng khách hàng ngày một tăng, Luvina cũng mở văn phòng đại diện ở Đà Nẵng. Năm 2007, Luvina được bầu chọn là một trong 50 công ty tiềm năng và phát triển tại Hà Nội. Khách hàng của Luvina là công ty TNHH Okasan Information System, Nissho Electronics, Toshiba…

Địa chỉ: 1001 Hoang Quoc Viet str., Cau Giay dist., Ha noi , Viet nam

3) Leadership - Team Leader

Ten Tough Interview Questions and Ten Great Answers

https://collegegrad.com/jobsearch/mastering-the-interview/ten-tough-interview-questions-and-ten-great-answers

Top 50 Leadership Interview Questions & Answers

https://career.guru99.com/top-50-leadership-interview-questions/

How to Answer Interview Questions About Leadership

https://www.thebalance.com/leadership-interview-questions-and-best-answers-2061209

Leadership interview questions and answers

https://interview-coach.co.uk/leadership-interview-questions-and-answers/

Phỏng Vấn

July 5, 2017 11:50

Tăng cơ hội trúng tuyển với 6 mẹo đơn giản khi phỏng vấn

Nhiều người Việt đi phỏng vấn ở các công ty Nhật Bản giống như “tay không đi bắt giặc”. Bởi phỏng vấn xin việc vào các công ty Nhật Bản không đơn thuẩn chỉ là nộp CV, đến phỏng vấn, trả lời câu hỏi và đi về. Nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu trình độ tiếng Nhật của bạn mà còn yêu cầu bạn phải biết những quy định bất-thành-văn khi phỏng vấn.

Nếu không chuẩn bị trước, chắc chắn bạn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe. Trượt phỏng vấn dù chỉ là một lần thôi cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần bạn, làm tốn thời gian và đánh mất cơ hội của bản thân.

Vậy, những quy định bất-thành-văn để bạn có thể lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng là gì?

1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước phỏng vấn

Nếu phỏng vấn xin việc cho công ty Việt Nam, bạn có thể nói chuyện, thậm chí “chém gió phần phật” khi phỏng vấn. Vốn là tiếng mẹ đẻ, việc thể hiện ý kiến, diễn đạt sẽ trôi chảy hơn. Bạn có kiến thức, kinh nghiệm cộng thêm hoạt ngôn nữa thì cuộc phỏng vấn không còn quá nặng nề. Quan trọng là bạn làm chủ được những gì mình nói.

Nhưng với ngoại ngữ, nhất là tiếng Nhật thì chuẩn bị là một khâu vô cùng quan trọng. Dù bạn đang ở trình độ N1 thì cũng không thể bỏ qua được bước này. Vì vậy, hãy tìm hiểu một số thông tin cần thiết sau đây:

  • Tìm hiểu chi tiết về công ty bạn ứng tuyển: tên, lịch sự thành lập, quá trình phát triển, lĩnh vực hoạt động, …
  • Tìm hiểu những câu hỏi và câu trả lời có thể hỏi trong phỏng vấn và cách trả lời tốt nhất
  • Những cụm từ, những cử chỉ, điệu bộ cần có khi phỏng vấn. Hãy luyện tập trước gương nhiều lần đến khi bạn sử dụng được những từ ngữ này nhuần nhuyễn, ngôn ngữ cơ thể của bạn phù hợp với phong cách phỏng vấn của người Nhật
  • Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ như CV, giấy tờ tùy thân cần thiết có thể cần đến khi đến phỏng vấn

Chuẩn bị kỹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều. Bạn cảm thấy yên tâm hơn, không phải lo lắng xem mình có bỏ xót gì không, quên gì không. Bước chuẩn bị cũng góp phần vào sự thành công của cuộc phỏng vấn. 

2. Hiểu rõ những hành động cần làm trước và trong khi phỏng vấn

Vấn đề thời gian

Hành động nên tránh, thậm chí là cấm kỵ nhất khi đi phỏng vấn đó là đến muộn. Dù chỉ là muộn 5 phút thôi cũng đủ để nhà tuyển dụng đánh giá bạn thấp đi.

Vì vậy, bạn hãy cố gắng đến sớm. Không cần thiết phải đến sớm quá, nhưng đến trước khoảng 15-20 phút sẽ giúp bạn giữ trạng thái thoải mái, làm chủ được tình hình.

Trang phục khi đi phỏng vấn

NAM

NỮ

Mặc vest màu đen, màu tro hoặc xám

Mặc vest màu đen, màu tro hoặc xám

Áo sơ mi màu trắng bên trong

Áo sơ mi màu trắng bên trong

Cà vạt màu đỏ sẫm, màu xanh, có hoa văn sọc chéo hoặc không có hoa văn.

Váy nên có độ dài ngang đầu gối

Giày màu đen (nên là giày Tây)

Tóc buộc gọn gàng, không bị che mắt

Tóc gọn gàng, nên cắt ngắn

Giày cao gót màu đen, khoảng 3cm

Các bước cần thực hiện khi vào phỏng vấn

Bước 1: Gõ cửa 3 lần và nói:

Shitsurei shimasu

(失礼します / しつれいします) – Xin thất lễ.

Bước 2: Chờ. Tuyệt đối không vào phòng cho đến khi nghe thấy nhà phỏng vấn nói:

Douzo (どうぞ) – Mời vào

Bước 3: Bước vào phòng. Đóng cửa. Nhìn vào mắt nhà phỏng vấn và nói: “shitsurei shimasu” một lần nữa. Sau đó cúi chào.

Bước 4: Đi về phía ghế ngồi, đứng bên cạnh ghế và nói:

______to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu”

(と申します。どうぞ宜しくお願いします/ともうします。どうぞよろしくおねがいします).  

(Tên tôi là________. Rất mong được mọi người giúp đỡ/Rất hân hạnh được gặp anh,chị.)

Bước 5: Cúi chào một lần nữa.

Chú ý khi cúi chào, hai tay để sát hai bên hông. Cúi một góc 45 độ. Sau khi chào, giữ nguyên tư thế trong 1 giây.

Bước 6: Sau đó, người phỏng vấn sẽ mời bạn ngồi xuống:

Douzo suwatte kudasai

(どうぞ、座って下さいどうぞ、すわってください– “Mời bạn ngồi.”

Bước 7:  Bạn có thể ngồi xuống khi nghe thấy người phỏng vấn nói câu trên,.

Tư thế ngồi rất quan trọng. Ngồi thẳng lưng, không tựa vào ghế. Chân để song song. Tay khép nhẹ, đặt trên đùi. Bạn nên duy trì tư thế này trong suốt cuộc phỏng vấn. Có thể sẽ khá mỏi và không thoải mái, nhưng đừng vì thế mà bạn thay đổi tư thế. Bởi trong cuộc phỏng vấn ở các công ty Nhật Bản, một tư thế không nghiêm túc sẽ bị đánh giá rất thấp. 

 

3. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

  1. Giới thiệu bản thân

Câu hỏi đầu tiên bạn sẽ được hỏi là giới thiệu bản thân bạn:

“Jikoshoukai wo onegai shimasu”

(自己紹介をお願いします/じこしょうかいをおねがいします)

Cách tốt nhất để giới thiệu bản thân thật tốt đó là chuẩn bị trước một đoạn giới thiệu ngắn ở nhà (và đã được luyện tập nhuần nhuyễn).

Đoạn giới thiệu này nên bao gồm:

  1. Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội được phỏng vấn
  2. Họ tên đầy đủ,
  3. Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì
  4. Có kinh nghiệm gì, đã làm việc gì hoặc đã tham gia các hoạt động gì lớn (nếu có);
  5. Sở trường là gì
  6. Mong muốn gì?
  7. Cảm ơn – nhắc lại lời cảm ơn.

Chú ý giới thiệu ngắn gọn, đừng đi nhiều vào chi tiết. Đừng làm mất thời gian bằng cách nói tuổi tác, năm sinh, … Tất cả thông tin cá nhân của bạn đều có ở trong CV rồi. Tập trung nói những thông tin có giá trị và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cũng đừng quên sử dụng những câu từ lịch sự vì bạn đang phỏng vấn với người Nhật.
 

  1. Những hiểu biết của bản thân về công ty

Nhà phỏng vấn sẽ hỏi bạn những câu về bạn biết gì về công ty bạn ứng tuyển.

Một số câu hỏi có thể gặp:

  • Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

“(tên công ty) ni tsuite nani wo shitte imasu ka?”

(tên công ty について何を知っていますか/についてなにをしっていますか).

Bạn hãy trả lời ngắn gọn về những thông tin bạn biết về công ty. Ví dụ: lịch sử công ty, dịch vụ/sản phẩm công ty cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…

  • Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực gì? Gồm những loại sản phẩm, dịch vụ nào?

Tên công ty ga dono youna seihin wo tsukutteiru ka, donna seihin ni tsukawareteiru ka gozonji desu ka?”

(tên công ty がどの様な製品を作っているか、どんな製品に使われているかご存知ですか/ tên công ty がどのようなせいひんをつくっているか、どんなせいひんにつかわれているか ごぞんじですか).

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu từ trước xem công ty bạn ứng tuyển sản xuất sản phẩm gì, cung cấp những dịch vụ nào, hoạt động trong lĩnh vực nào. Đặc biệt, nếu là phần mềm, ứng dụng hoặc sản phẩm dễ sử dụng bạn có thể dùng thử và nói về chúng khi phỏng vấn. Am hiểu sản phẩm, dịch vụ công ty chắc chắn sẽ là điểm cộng cho bạn.
 

  1. Hiểu biết về công việc và vị trí ứng tuyển

Nhà phỏng vấn sẽ hỏi bạn về công việc và những yêu cầu của công việc. Câu hỏi đầu tiên bạn có thể được hỏi đó là:

“Bạn biết gì về vị trí bạn ứng tuyển?”

konkai omoushikomi no pojishon ni tsuite, dou rikai shiteimasu ka?

(今回お申し込みのポジションについて、どう理解していますか / こんかいおもうしこみのぽじしょんについて、どうりかいしていますか)

Ý nghĩa của câu hỏi này đó là nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn hiểu công việc và yêu cầu công việc bạn ứng tuyển đến đâu. Để trà lời câu này, không có cách nào khác bạn phải tìm hiểu cẩn thận về vị trí bạn nộp CV vào. Vị trí này sẽ làm những công việc gì, yêu cầu kỹ năng gì,..
 

  1. Lí do ứng tuyển công việc này

“Hãy cho chúng tôi biết lí do bạn ứng tuyển vào vị trí này?”

oubodouki wo oshiete kudasai

(応募動機を教えて下さい/おうぼどうきをおしえてください).

Thay vì nói 応募動機, nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi”

shiboudouki, oubo shita riyuu,” (志望動機、応募した理由 / しぼうどうき、おうぼしたりゆう),

ouboshita kikkake” (応募したきっかけ / おうぼしたきっかけ)

hoặc “shibouriyuu” (志望理由 / しぼうりゆう)

Những câu hỏi này đều có nghĩa tương tự nhau. Chú ý khi trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có phù hợp với yêu cầu công việc bạn ứng tuyển.
 

  1. Một số câu hỏi khác
  • Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty hiện tại?

ima no shigoto wo kaetai riyuu ha nan desu ka”

(今の仕事を替えたい理由は何ですか/いまのしごとをかえたいりゆうはなんですか).

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết lí do gì bạn thay đổi công việc của bạn. Nhưng nếu chỉ nghe một vài từ thì rất dễ hiểu nhầm thành hỏi về công việc hiện tại.

Vì vậy, bạn hãy hết sức chú ý lắng nghe và trả lời đúng câu hỏi. Đặc biệt, tuyệt đối không nói xấu, phê phán hay nói những điều tiêu cực về công ty bạn làm trước đó. Điều này sẽ gây ấn tượng rất xấu đối với nhà tuyển dụng.

  • Nếu bạn được lựa chọn vào vị trí này, bạn muốn đạt được điều gì?

anata ga moshi kono oshigoto ni saiyou saretara, okonaitai koto wo oshiete kudasai” (あなたがもしこのお仕事に採用されたら、行いたいことを教えて下さい/あなたがもしこのおしごとにさいようされたら、おこないたいことをおしえてください).

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải hiểu rõ công việc này làm về gì và bạn có thể làm gì cho công ty.
 

4. Chứng tỏ khả năng bản thân

Thấu hiểu bản thân chính là bạn hiểu rõ bản thân mình như thế nào, điểm yếu, điểm mạnh, kỹ năng hiện tại mình có,… Nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu xoay quanh bản thân bạn để họ có thể đánh giá được năng lực của bạn đến đâu. Vì vậy, khi trả lời những câu như thế này, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, nên nói những điều có thể nêu bật được lợi thế của bạn.

  • “Hãy cho chúng tôi biết về công việc hiện tại của bạn”

“genzai no shigoto naiyou wo oshiete kudasai”

(現現在の仕事内容を教えて下さい 在の仕事内容を教えて下さい/げげんざいのしごとないようをおし んざいのしごとないようをおし ええてください てください).

Đây là cơ hội quý giá để bạn nhấn mạnh những kỹ năng bạn có và loại công việc bạn đã làm. Đừng chỉ giới thiệu đơn thuần công việc bạn làm là gì, hãy viết tận dụng cơ hội để nói xen lẫn những kinh nghiệm, những bài học bạn đã học được khi làm việc ở công ty hiện tại.

Ví dụ: Bạn đã từng làm giáo viên dạy tiếng Anh cho một trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam. Bây giờ bạn ứng tuyển vào vị trí dạy tiếng Anh nhưng ở Nhật Bản. Bạn có thể nói về công việc giảng dạy tiếng Anh của mình ở Việt Nam. Những khó khăn, cách khắc phục, bài học rút ra trong quá trình làm việc ở đây.
 

Kinh nghiệm cá nhân

Nhà tuyển dụng không chỉ hỏi bạn câu hỏi liên quan đến công việc hiện tại không thôi. Trong nhiều trường hợp, họ muốn nhiều thông tin từ bạn hơn nữa để đánh giá được chính xác năng lực của bạn. Vì vậy, họ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan nhiều đến những kỹ năng hay kinh nghiệm mà bạn đã đề cập ở trên.

Chẳng hạn với vị trí nhân viên kinh doanh, họ sẽ hỏi:

  • Bạn hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm bán hàng của bạn.

“ima made okonatta seerusu katsudou ni tsuite oshiete kudasai“  

(今今まで行ったセールス活動について教えて下さ まで行ったセールス活動について教えて下さ いい/いいままでおこなった ままでおこなった せせーるすかつどうについておしえてください ーるすかつどうについておしえてください).

Câu hỏi này khá phổ biến trong mỗi cuộc phỏng vấn. Khi trả lời bạn hãy nhớ trả lời kinh nghiệm làm việc tại công việc hiện tại của mình cùng với những kinh nghiệm, kỹ năng khác có liên quan tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về kỹ năng của bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí này không.

  • Bạn giải quyết áp lực công việc như thế nào? Hoặc Bạn làm việc như thế nào dưới áp lực công việc? 

“puresshaa ni dou taiou shimasu ka, puresshaa ni taisho suru houhou wo oshiete kudasai.”  

(ププレッシャーにど レッシャーにど うう対応しますか。プレッシャーに対処する方法を教えて下さい 対応しますか。プレッシャーに対処する方法を教えて下さい/ぷぷれっしゃーにどうたいおうしますか。ぷれっ れっしゃーにどうたいおうしますか。ぷれっ ししゃーにたいしょするほうほうをおしえてください ゃーにたいしょするほうほうをおしえてください).

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xem xem cách bạn giải quyết áp lực công việc như thế nào. Bạn có thể đưa ra cách bạn làm việc như thế nào, có khoa học hay không, hợp lý hay không.
 

Thể hiện động lực với công việc

  • Bạn có động lực để làm những công việc nào?

“dono youna shigoto ga anata no yaruki wo soushitsu sasemasu ka?”

(どどのような仕事があなたのやる気を喪失 のような仕事があなたのやる気を喪失 ささせますか せますか/どどのようなしごとがあなたのやるきをそうしつさせますか のようなしごとがあなたのやるきをそうしつさせますか).

Để trả lời được câu hỏi như trên, bạn cần tự hỏi và trả lời bản thân mình trước “Việc gì mà mình thích và muốn làm?”. Đặc biệt, những gì bạn muốn làm phải liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển. Không nên đưa ra câu trả lời rằng “Tôi thích làm những việc đến nấu nướng và khám phá, tìm hiểu ẩm thực” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh được. Không hề có sự liên kết nào ở đây cả.

Và nếu bạn trả lời câu hỏi này thì cũng cần chi tiết để thuyết phục nhà tuyển dụng hơn. Hạn chế câu trả lời chung chung “Tôi thích bán hàng”.
 

Khả năng xử lý tình huống/sự cố công việc

Câu hỏi về xử lý sự cố công việc là một trong những câu hỏi khá “khoai”, không phải ai cũng tự tin trả lời được câu hỏi về vấn đề này. Nhất là những ai mới đi làm hoặc kinh nghiệm làm việc còn ít. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cho bạn một tình huống cụ thể và xem bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào.

Ở trình độ thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu hỏi khá chung chung như sau:

“Bạn sẽ làm gì nếu trễ deadline?” 

“shimekiri ga mamorenasasouna toki wa dou shimasu ka”  

(締締め切りが守れなさそうな時はどうしますか め切りが守れなさそうな時はどうしますか/ししめきり めきり ががまもれなさそうなときはどうしますか まもれなさそうなときはどうしますか).

  • Bạn sẽ làm gì nếu không thể quản lý tốt được khối lượng công việc của mình? 

“Shigotojou taimu maneejimento ga umaku ikanai baai, dono youni taisho shimasu ka.”

(仕仕事上タイムマネジメ 事上タイムマネジメ ンントが上手くいかない場合、どのように対処しますか トが上手くいかない場合、どのように対処しますか/ししごとじょう ごとじょう たたいむまねーじめんとがうまくいかないばあ いむまねーじめんとがうまくいかないばあ いい、どのようにたいしょしますか 、どのようにたいしょしますか).

Hai câu hỏi này chủ yếu xoay quanh vấn đề quản lý thời gian. Bạn nên xem lại xem mình quản lý thời gian với công việc như thế nào, đã hợp lý hay chưa.

  • Nếu bạn gặp phải vấn đề trong khi làm việc, bạn sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào 

“shigotojou mondai ga hassei shitara, dou kaiketsu shimasu ka.”

(仕仕事上問題が発生したら、どう解決しますか 事上問題が発生したら、どう解決しますかししごとじょう ごとじょう ももんだいがはっせいしたら、どうかいけつしますか んだいがはっせいしたら、どうかいけつしますか).

Khó có thể có mẫu câu trả lời chung nào cho câu hỏi dạng như thế này. Để trả lời được, tốt nhất bạn nên đưa ra một tình huống cụ thể (bạn đã từng gặp phải), sau đó đưa ra cách giải quyết. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được cách bạn giải quyết một vấn đề ra sao.

  • Nếu bạn phải làm việc với một người mà bạn không thích, vậy bạn sẽ xử sự như thế nào? 

“shokuba de umaku tsukiaenai hito wa donna hito desu ka. Mata, sono kata to dou yatte umaku tsukiaimasu ka.”

(職職場で上手く付き合えない人はどんな人ですか。また、その方とどうやって上手くつきあいますか 場で上手く付き合えない人はどんな人ですか。また、その方とどうやって上手くつきあいますか/ししょくばで ょくばで ううまくつきあえないひとは まくつきあえないひとは どどんなひとですか。また、そのかたとどうやって んなひとですか。また、そのかたとどうやって ううまくつきあいますか まくつきあいますか).

Câu hỏi này khá nhạy cảm. Khi trả lời, bạn đừng quá tập trung vào một kiểu người mà bạn không thích hay lợi dụng cơ hội để nói xấu đồng nghiệp. Vì biết đâu người đang phỏng vấn bạn hoặc sếp tương lai của bạn có những đặc điểm đó. Hãy nhớ lấy câu này “ Bạn không cần phải thích ai đó, nhưng hãy thật thông minh khi làm việc với người đó”. Tốt nhất đừng để cảm xúc ảnh hưởng tới công việc của bạn.

Để tiện theo dõi, bạn có thể tải file 6 tips đầy đủ ở đây để không bỏ lỡ bất kì tips nào cộng với câu trả lợi gợi ý, giúp bạn trả lời phỏng vấn một cách tự tin nhất.

  • Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với ý kiến/quan điểm của bạn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

“Shigotojou, iken no awanai douryou ni dou sesshi, taiou shimasu ka”  

(仕仕事上、意見の合わない同僚にどう接 事上、意見の合わない同僚にどう接しし、対応しますか 、対応しますか/ししごとじょう ごとじょう いいけんのあわないどうりょうに けんのあわないどうりょうに どどうせっし、 たいおうしますか).

Câu hỏi này kiểm tra xem cách bạn giải quyết như thế nào nếu ý kiến bạn đưa ra khác với đồng nghiệp. Bạn hãy sử dụng khéo léo kỹ năng giao tiếp của mình để trả lời và thể hiện được thái độ thân thiện, ôn hòa với đồng nghiệp.

  • Bạn sẽ làm gì nếu tiếp xúc/làm việc với người khó tính?

“Atsukai no muzukashii hito ni tai shite, dono youni taisho shimasu ka”

(扱扱いの難しい人に対してどのように対処 いの難しい人に対してどのように対処 ししますか ますか/ああつかいのむずかしいひとにたいして つかいのむずかしいひとにたいして どどのようにたいしょしますか のようにたいしょしますか).

Câu hỏi này cũng gần tương tự với câu hỏi ở trên. Tuy nhiên, câu hỏi có thể ám chỉ tới đồng nghiệp hoặc cả với những khách hàng khó tính.
 

Kỹ năng và kinh nghiệm

Một phần quan trọng trong phỏng vấn đó là hỏi về điểm mạnh của ứng viên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về điểm yếu của ứng viên.

  • Bạn có thể cho chúng tôi biết về điểm mạnh/điểm yếu của bạn? 

“anata no chousho/tansho wo oshiete kudasai“

(ああなたの長所・短所を教えて下さい なたの長所・短所を教えて下さい/ああなたのちょうしょ・たん なたのちょうしょ・たん ししょをおしえてください ょをおしえてください).

Với điểm mạnh bạn có thể trả lời dễ dàng. Nhưng với điểm yếu thì nhiều người sẽ khá lúng túng khi trả lời. Chú ý khi trả lời bạn đừng nói câu quá chung chung, càng đơn giản, ngắn gọn và thực tế càng tốt. Chẳng hạn đừng trả lời rằng “Là một người cầu toàn là điểm yếu của tôi.” Câu trả lời khá chung chung, và đã quá cũ để sử dụng. Tốt nhất khi nói đến điểm yếu, bạn nên nói cả những việc mình đã làm để khắc phục điểm yếu đó.

  • Bạn có nghĩ kỹ năng, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc này?

“anata no sukiru no donna koto wo ikaseru to omoimasu ka”

(ああなたのスキルのどんなことを生かせると思います なたのスキルのどんなことを生かせると思います かか/ああなたのすきるのどんなことをいかせるとおもいますか なたのすきるのどんなことをいかせるとおもいますか).

Hãy trả lời bằng cách đưa ra một số kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.

  • Nếu bạn có một ý tưởng mới, bạn sẽ thuyết phục sếp của mình như thế nào? 

“atarashii aidia ga detekita toki, dou joushi ni settoku shi, nattoku shite moraimasu ka.” 

(新新しいアイディアが出 しいアイディアが出 ててきた時、どう上司に説得し、納得してもらいますか きた時、どう上司に説得し、納得してもらいますか/ああたらしい たらしい ああいでぃあがでてきたとき、どう いでぃあがでてきたと
き、どう
 じじょうしにせっ ょうしにせっ ととくし、なっとくしてもらいますか くし、なっとくしてもらいますか).

  • Hãy cho chúng tôi biết trình độ tiếng Nhật của bạn?

“anata no nihongo no reberu wo oshiete kudasai“

(ああなたの日本語のレベルを教えて下さい なたの日本語のレベルを教えて下さい/ああなたの なたの ににほんごの ほんごの れれべるをおしえてください べるをおしえてください).

Trình độ ngoại ngữ là một trong những yếu tố mà các công ty nước ngoài quan tâm. Bởi nếu bạn không nói thành thạo ngoại ngữ đó thì rất khó có thể làm việc tốt được. Việc không hiểu người nước ngoài nói gì hoặc không biết cách diễn đạt ý kiến của mình sẽ là một cản trở lớn trong công việc.

Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này, bạn hãy nói về trình độ tiếng Nhật của mình. Ví dụ: chứng chỉ, kỳ thi JLPT bạn được bao nhiêu điểm… Quan trọng hơn cả đó là trong quá trình trả lời câu hỏi, bạn có thể thể hiện được trình độ ngoại ngữ của mình bằng cách nói rõ ràng, mạch lạc… 
 

Thành tích đạt được

Nhà tuyển dụng cũng có thể quan tâm đến những thành tích bạn đạt được khi làm việc ở những công ty trước. Vì vậy, họ có thể hỏi bạn câu sau:

  • Hãy cho chúng tôi biết bạn đã đạt được thành tích gì? Và làm như thế nào để bạn đạt được điều đó?

“ima made no shigoto de tassei shita koto wo oshiete kudasai. Mata, sono purosesu wo oshiete kudasai”  

(今今ま  ででの仕事で達成したことを教えて下さい。また、そのプロセスを教えて下さい の仕事で達成したことを教えて下さい。また、そのプロセスを教えて下さい/いいままでのしごとで ままでのしごとで たたっせいしたこ っせいしたこととをおしえてください。また、そのぷろせすをおしえてください をおしえてください。また、そのぷろせすをおしえてください).

Mục đích của câu hỏi này đó là nhà tuyển dụng muốn biết bạn đạt được thành tích gì và quá trình thực hiện để đạt được chúng như thế nào. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị câu trả lời với tình huống cụ thể.

Chẳng hạn, bạn có thể nói về việc bạn đã quản lý một nhóm để đạt được chỉ tiêu doanh số như thế nào. Bạn hãy đi sâu vào chỉ tiêu doanh số đó là bao nhiêu, bạn và cả nhóm đã làm gì để đạt được điều đó. Đặc biệt, bạn cũng nên nhấn mạnh vào tinh thần đội nhóm trong quá trình làm việc.
 

5. Những câu hỏi cá nhân

Câu hỏi cá nhân

Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm…, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi bạn những câu cá nhân hơn một chút.

  • Bạn nghĩ gì về công việc của bạn? Bạn muốn làm công việc nào? 

“kongo no kyaria wo dou kangaete imasu ka? Kongo dono youna pojishon de, dou itta shigoto ga shitaidesu ka”  

(今今後のキャリアをどう考えていますか。今後どのようなポジションで、どういった仕事がしたいですか 後のキャリアをどう考えていますか。今後どのようなポジションで、どういった仕事がしたいですか/ここんご んご ののきゃりあをどうかんがえていますか。こんご きゃりあをどうかんがえていますか。こんご どどのような のような ぽぽじしょんで、どういったしごとがしたいですか じしょんで、どういったしごとがしたいですか)

Bạn hãy nghĩ về nghề nghiệp của mình và vị trí mình muốn đạt được. Tốt hơn hết, nghề nghiệp hay vị trí bạn muốn chính là vị trí mà bạn ứng tuyển vào. Tránh trường hợp bạn thích nghề thời trang, muốn trở thành nhà thiết kế trong khi vị trí ứng tuyển là nhân viên kinh doanh hoặc lập trình viên. Có thể nghề nghiệp mình thích làm so với vị trí mình ứng tuyển không giống nhau, nhưng đây là phỏng vấn xin việc, vì vậy bạn hãy trả lời một cách thông minh.

  • Sở thích của bạn là gì?

“shumi wa nan desu ka“

(趣趣味は何ですか 味は何ですか/ししゅみはなんですか ゅみはなんですか).  

Sở thích tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, trong khi trả lời bạn hãy khéo léo lồng vào những hoạt động/sở thích liên quan đến vị trí mình ứng tuyển.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Một ứng viên chỉ nghe và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ không được đánh giá cao bằng ứng viên biết đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Việc bạn hỏi lại nhà tuyển dụng sẽ thể hiện độ sắc sảo của bạn.

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi “Bạn có câu hỏi nào không?”. Bạn hãy tận dụng nhé.

Một số câu hỏi bạn nên hỏi như sau:

  • Anh/chị có thể cho tôi biết lí do nào mà vị trí này trống không? Người cuối cùng làm việc ở vị trí này có chuyện gì vậy?
  • Anh có thể cho tôi biết kỹ năng nào mà anh đang tìm kiếm cho vị trí này?
  • Anh có thể cho tôi biết những ưu điểm và khuyết điểm của người từng làm ở vị trí này được không?
  • Những bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn này là gì?…

6. Kết thúc phỏng vấn

Khi nhà tuyển dụng kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy nói câu cảm ơn:

“doumo arigatou gozaimashita”  

(どどうもありがとうございました うもありがとうございました)

Sau khi cảm ơn xong, bạn hãy đứng dậy, đứng sang cạnh ghế và chào “失礼します”, rồi cúi chào sâu.

Đi về phía cửa, bạn cũng nên cúi chào một lần nữa trước khi đóng cửa. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong một cuộc phỏng vấn thành công.

Các bạn hãy đọc và nghiên cứu kỹ nhé. Nhớ là thực hành cho nhuần nhuyễn trước khi đi phỏng vấn. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự tự tin, niềm tin vào bản thân. Nếu bạn lúc nào cũng trong tâm trạng lo lắng, thiếu tự tin thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết qu phỏng vấn cho dù bạn có chuẩn bị kỹ câu hỏi đến đâu.

Bộ 50 câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời

Bạn có băn khoăn mình sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn gì và phải trả lời như thế nào khi tham gia tuyển dụng ở các công ty Nhật Bản. Hay bạn cho rằng các nhà tuyển dụng dù ở Việt Nam hay Nhật Bản đều sẽ đưa ra những câu hỏi phỏng vấn có tiêu chí giống nhau?

Với đất nước có nền văn hóa phong phú như Nhật Bản, quan điểm và cách suy nghĩ của họ đều khác biệt. Và nhiệm vụ của ứng viên nước ngoài đó là thuận theo điểm “khác biệt” đó.

Câu hỏi phỏng vấn 1: Hãy cho chúng tôi biết động lực, nguyện vọng khiến bạn ứng tuyển vào công ty (志望動機を教えてください)

Theo cuộc điều tra đối tượng là các nhà tuyển dụng, tâm huyết của ứng viên với công ty được chú trọng thứ 2 sau tính cách của ứng viên.

+ 72% doanh nghiệp chú trọng đến động lực khiến ứng viên ứng tuyển vào công ty

+ Chỉ có 10% chú trọng đến việc tham gia hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ của ứng viên.

Vậy tại sao các nhà tuyển dụng lại chú trọng câu hỏi phỏng vấn này đến vậy?

  • Đánh giá mức độ nhiệt huyết của ứng viên đối với công ty

Nếu có tâm huyết lớn, khi ứng viên trở thành nhân viên sẽ có khả năng làm việc một cách hiệu quả, nhiệt huyết. Từ câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng có thể biết bạn mong muốn làm việc trong công ty họ đến mức nào.

  • Muốn biết rằng mong muốn làm việc của ứng viên có phù hợp với phương châm làm việc của công ty hay không

Những ứng viên muốn được làm việc tại nước ngoài hoặc với đối tác nước ngoài sẽ không phù hợp với một công ty chỉ hoạt động tại thị trường nội địa. Bởi đôi bên đều sẽ không thể đáp ứng được nguyện vọng của nhau.

Vì vậy, việc thấu hiểu nguyện vọng của ứng viên và đánh giá độ phù hợp của ứng viên với công ty là vô cùng quan trọng.

  • Đánh giá được tính cách của ứng viên thông qua câu trả lời

VD: Câu trả lời ‘’Dù công ty còn trẻ nhưng tôi bị hấp dẫn bởi môi trường làm việc nhiều thử thách’’ tất nhiên sẽ khác với ‘’Tôi muốn làm việc tại một công ty lớn và đã phát triển, ổn định’’

Từ những câu trả lời đó, tính cách của ứng viên ít nhiều sẽ được bộc lộ dưới con mắt phân tích đánh giá tỉ mỉ của các nhà tuyển dụng.

Cách trả lời và lưu ý:

  1. Không chỉ đơn thuần trả lời những điểm tốt, hấp dẫn của công ty, mà cần đưa ra mục đích và tầm nhìn của bản thân, mình muốn làm gì và trở thành ai trong tương lai. Từ đó, cho phía công ty thấy rằng chỉ có họ mới có thể biến những ước muốn nguyện vọng ấy thành hiện thực.
  2. Phân tích điểm mạnh, đặc trưng của công ty ứng tuyển so với các công ty khác trong ngành. Sau đó kết nối các đặc trưng đó với tầm nhìn của bản thân.
  3. Đưa ra lý do thuyết phục cho nguyện vọng đó

VD: Bạn nói muốn làm việc tại nước ngoài. Chỉ một câu nói đó thôi cũng phản ánh cách suy nghĩ và kinh nghiệm cuộc sống của bạn.

Đào sâu câu hỏi “Tại sao làm việc tại nước ngoài có sức hấp dẫn đối với mình”. Nếu nói lý do khiến mình ôm ấp nguyện vọng hoài bão, sẽ khiến câu trả lời của bạn khác biệt và không lặp lại những câu trả lời của ứng viên khác.

  1. Truyền tải được quan điểm của bạn về những định hướng tương lai

Hãy nói chi tiết về việc sau khi vào công ty bạn sẽ làm việc như thế nào, ví dụ như “để đạt được mục đích A thì tôi muốn được phân vào phòng ban B, tham gia vào công việc C.” Miêu tả càng chi tiết càng tốt lộ trình và hướng đi sau này của bạn khi vào công ty.

  1. Tránh nêu ra những nguyện vọng thông thường chung chung

Có những động cơ và nguyện vọng khá chung chung. Ví dụ rất nhiều ứng viên trả lời “Tôi muốn đóng vai trò hỗ trợ cho ngành kinh tế hay tạo ra những sản phẩm chưa từng có. Tôi muốn được thử thách nhiều hơn. Tôi muốn mài giũa năng lực của mình trong những môi trường đó.”

Những câu nói như thế đã được sử dụng quá nhiều trong các cuộc phỏng vấn rồi. Các bạn hãy cố gắng nghĩ ra các câu trả lời chi tiết và khác biệt với những người khác.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách thuyết phục thì không còn cách nào ngoài việc nắm vững các thông tin về công ty ứng tuyển.
 

Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu về bản thân bạn (自己紹介をしてください)

Tại sao buổi phỏng vấn lại cần bạn giới thiệu về bản thân

  • Để biết được năng lực, đặc trưng của bạn
  • Để biết được trong một thời gian ngắn như vậy thì bạn có thể giới thiệu về mình được đến đâu

Cách trả lời:

  • Nói sơ lược những thông tin cá nhân và những việc mà bạn nỗ lực nhất

Bao gồm: Tên tuổi, trường, chuyên ngành, thêm vào đó là năng lực, điểm mạnh của bạn. Không cần phải đi vào chi tiết quá nhưng trong vòng 60 giây hãy tóm tắt ngắn gọn về bản thân bạn.

  • Dựa vào nội dung phần giới thiệu của các bạn mà cuộc phỏng vấn phát triển. Vì vậy hãy dẫn dắt nhà tuyển dụng khéo léo đến phần mà bạn muốn nói đến nhất.

VD: Khi bạn nói “Do những phản đối về phương châm vận hành của câu lạc bộ mà có người nói với tôi rằng vì lỗi của tôi mà câu lạc bộ trở nên chán ngắt”. Như thế bạn đã khéo léo đưa vào những nội dung mà người khác ngạc nhiên và muốn hỏi sâu hơn nữa để biết tại sao lại như vậy. Sau đó các câu hỏi phỏng vấn sau phần trình bày của bạn sẽ tập trung hơn vào những chỗ đó.

Câu hỏi 3: Công việc bạn muốn làm sau khi vào công ty? (入社後にやりたい仕事は?)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Kiểm tra xem ứng viên đã hiểu nội dung của công việc đến mức nào
  • Kiểm tra xem những việc ứng viên muốn làm với công việc thực tế có khớp với nhau không
  • Muốn biết quan điểm của ứng viên đối với công việc

Cách trả lời và lưu ý:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng về công việc và thử tưởng tượng trong đầu khi bạn làm công việc đó sẽ như thế nào.
  • Nói lý do tại sao bạn muốn làm những việc này từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
  • Thể hiện rằng bạn muốn làm những việc này để phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mình.
  • Để đạt được mục đích ấy, thì bạn sẽ cố gắng nỗ lực những gì. Ý này sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
  • Đừng để câu trả lời của mình chệch khỏi định hướng của công ty.

 

Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì? (あなたの長所は何ですか?)

Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn chắc chắn xem bạn có phải là nhân sự có thể làm việc được trong công ty hay không. Hãy tìm hiểu rõ xem công ty cần những điểm mạnh, yếu tố nào từ phía ứng viên?

Cách trả lời:

  • Đưa ra kết luận: Tôi có điểm mạnh là…, Tôi tự tin là mình có thể…..
  • Không dùng những từ ngữ trừu tượng mà dùng từ cụ thể để nói về những điểm tốt của bản thân
  • Hãy nói về những trường hợp mình đã phát huy được những điểm mạnh đó
  • Mình sẽ phát huy những thế mạnh ấy trong công ty như thế nào

 

Câu hỏi 5: Điểm yếu của bạn là gì? (自分の短所は何ですか?)

Ý đồ của câu hỏi

  • Bản thân ứng viên có nhận biết được điểm yếu của bạn thân không? Năng lực nhận biết bản thân như thế nào?
  • Ứng viên khắc phục khuyết điểm của mình như thế nào.
  • Bản thân có thể thành thật nói ra những điểm yếu của mình không

Cách trả lời và lưu ý:

  • Trả lời thẳng thắn chân thực về khuyết điểm của mình.
  • Không nói về những khuyết điểm nhất định nào đó. Ví dụ bạn không nhất thiết phải nói về những khuyết điểm trong công việc, có thể nói về khuyết điểm trong cuộc sống.
  • Đừng chỉ nói khuyết điểm của tôi là như này, tôi định sửa chữa nó mà hãy chỉ ra chi tiết những biện pháp khắc phục: để cải thiện khuyết điểm đó tôi đã làm những gì. Ngoài ra nếu như những phương pháp bạn thực hiện có kết quả thì hãy nói mức độ cải thiện của bạn đến đâu. Hãy nói về việc bạn đã trưởng thành sau khi khắc phục những khuyết điểm trên.

 

Câu hỏi 6: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn? (就活の軸は何ですか?)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Để biết rằng ứng viên có sự chuẩn bị khi lựa chọn công việc chính xác theo ý muốn của mình hay không?

Công ty muốn loại bỏ những người chỉ nhìn vào vẻ hình thức, bề ngoài của công ty. Những câu trả lời như là “những công ty có thể phát triển”, “công ty đóng góp cho xã hội” hay “công ty có những sản phẩm mà tôi thích”… đều sẽ bị đánh giá thấp.

  • Để biết được quan điểm của ứng viên đối với công việc có thống nhất với công việc của công ty không?

Công ty muốn kiểm tra lại một lần nữa liệu những thứ mà ứng viên đòi hỏi trong công việc và công ty liệu có phù hợp, thống nhất với những đặc trưng của công ty hay không?

Cách trả lời và lưu ý:

  • Đừng đứng trên quan điểm của khách hàng, mà hãy dựa trên những điều mình muốn làm để đưa ra được trục định hướng cho công việc của mình.

Có nhiều người dựa trên con mắt của người tiêu dùng để đánh giá như “Vì là công ty lớn”, hay “Vì tôi thích sản phẩm của công ty”. Từ nay trở về sau, bạn sẽ làm việc trong công ty như một nhân viên chính thức nên những câu trả lời đơn giản như vậy sẽ không được đánh giá cao.

Ngoài ra nếu như bạn nói rằng Chế độ về giáo dục rất tốt hay chế độ phúc lợi tốt sẽ để lại ấn tượng cho người nghe.   

  • Đừng nói những định hướng mà bạn có thể có ở bất cứ công ty nào

Nhiều người hay trả lời chung chung là thông qua công việc có thể đóng góp cho xã hội hoặc công việc có thể giúp bản thân trưởng thành hơn. Điều này không được đánh giá cao bởi bạn có thể đạt được nó ở bất cứ công ty nào. 

  • Hãy nói tạo sao bạn có những định hướng nghề nghiệp như thế dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để có được 1 câu trả lời thuyết phục
  • Hãy nói để hướng tới kết luận rằng trở thành nhân viên công ty là nguyện vọng số 1 của bạn. Muốn đưa ra được kết luận như vậy, bạn phải thống nhất được định hướng công việc của bạn và những đặc trưng của công ty

 

Câu hỏi 7: Hãy nói cho tôi biết về tình hình lựa chọn các công ty khác của bạn (他社の選考状況を教えてください)

Ý đồ của câu hỏi

  • Muốn biết định hướng lựa chọn công ty của bạn

Công ty muốn kiểm tra xem bạn ứng tuyển có phải vì những lý do như Công ty lớn và nổi tiếng hay không, hay là những lý do khác. Hãy dựa vào một định hướng thống nhất, nhất quán của mình để lựa chọn

  • Câu hỏi phỏng vấn này để tham khảo thêm về việc có đưa ra Naitei cho bạn không

* Naitei (内定): giấy chứng nhận tuyển dụng 

Cách trả lời và lưu ý

  • Hãy đưa ra một định hướng lựa chọn công ty nhất quán
    • Tổng hợp theo ngành nghề bạn muốn làm như: Tôi chú trọng vào các ngành tài chính. Trong đó công ty A là ưu tiên thứ N….
    • Tổng hợp theo những thứ bạn muốn làm như Tôi tập trung vào những công ty khởi nghiệp thông qua việc phát triển app điện thoại thông minh. Trong đó có các công ty A, B, C……
  • Đừng chỉ nêu tên các công ty

Ví dụ: Tôi đang ứng tuyển các công ty Mitsubishi, ngân hàng Mitsui UFJ, Toyota, Honda, Ngân hàng Mitsui Sumitomo

Hãy bỏ cách trả lời này vì như thế bạn chỉ cân nhắc những công ty lớn, lựa chọn dựa vào bề ngoài, cảm tính chứ không hề có ý thức lựa chọn nghề nghiệp nghiêm túc.

  • Không cần phải kể tên hết những công ty đang ứng tuyển

Có rất nhiều ứng viên vừa ứng tuyển công ty tài chính, vừa ứng tuyển công ty thương mại, công ty sản xuất. Bạn ứng tuyển công ty thuộc ngành nào thì bạn hãy nói định hướng chọn lựa là ngành đó.

  • Không cần phải nói đến những công ty mà bạn đã trượt

Vì như thế sẽ để lại ấn tượng rất xấu cho nhà tuyển dụng.

Đối với những công ty mà bạn chưa biết là đỗ hay trượt, thì chỉ cần nói là bạn đang ứng tuyển công ty X và đang chờ kết quả.

  • Đừng nói dối

Nhiều người cảm thấy nếu không ứng tuyển vào các công ty lớn thì sẽ không tự nhiên nên đã nói dối. Thực tế, để không bị lấy mất những ứng viên tiềm năng, công ty đã nắm chắc kế hoạch phỏng vấn và naitei của các công ty khác nên nếu nói dối thì khả năng bị lộ sẽ rất cao.
 

Câu hỏi 8: Hãy nói về kinh nghiệm hoạt động câu lạc bộ/ngoại khóa của bạn (サークル・部活動経験について)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Biết được tính cách của bạn thông qua các hoạt động ngoại khoá bạn tham gia
  • Biết được năng lực của bạn
  • Biết được khả năng làm việc nhóm của bạn

Cách trả lời và lưu ý:

  • Hãy trả lời thẳng thắn bạn thuộc câu lạc bộ nào,những hoạt động của câu lạc bộ đó là gì? Bạn tham gia vào hoạt động nào của CLB? Tất nhiên nếu như là các hoạt động thông thường quá thì ai cũng hiểu. Nhưng có những câu lạc bộ mà có nhiều người chưa nghe qua bao giờ. Nên bạn hãy giải thích để nhà tuyển dụng dễ hiểu.
  • Trình bày về các nôi dung hoạt động. Bạn sẽ hay được hỏi những câu về cách giải quyết vấn đề như là trải nghiệm nào đáng thất vọng nhất đối với bạn. Hãy trả lời về vấn đề là gì, cách giải quyết ra sao và kết quả như thế nào
  • Nếu như bạn có một chức vụ trong câu lạc bộ thì hãy nêu rõ chức vụ đó là gì, hoạt động như thế nào và có những suy nghĩ, hành động gì để xây dựng câu lạc bộ. Ngay cả khi bạn không có chức vụ gì trong câu lạc bộ thì hãy PR năng lực hoạt động nhóm của bạn bằng cách nói ra những nỗ lực của bạn vì tập thể.
  • Khi nghe về những hoạt động câu lạc bộ của bạn, nhà tuyển dụng có thể đo được mức độ phối hợp làm việc nhóm của bạn. Trong tập thể làm thể nào để bạn phối hợp với mọi người tạo ra thành quả. Hãy nói bạn luôn cố gắng suy nghĩ hành động nỗ lực cho tập thể đó.

>> Người không tham gia các hoạt động ngoại khoá thì trả lời như thế nào?

Nếu như bạn không tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ thì hãy trả lời thành thực, không cần phải nói dối. Nếu thấy không khí im lặng mất tự nhiên thì có thể nói rằng thay vào đó tôi đã dồn toàn bộ sức lực vào làm việc khác…
 

Câu hỏi 9: Công việc mong muốn của bạn là gì? (希望職種は何ですか?)

Ý đồ của câu hỏi

  • Muốn biết bạn có thành ý làm việc gắn bó với công ty không?
  • Biết được bạn muốn làm công việc như thế nào trong tương lai

Cách trả lời và lưu ý

  • Hãy nghiên cứu cẩn thận đầy đủ về các loại ngành nghề
  • Những nguồn để nghiên cứu về nghề nghiệp
    • Giao lưu với các sempai
    • Tìm các bài phỏng vấn các nhân sự cấp cao trên các trang web của công ty
    • Những trang về nghề nghiệp, công việc trong những quyển sách nghiên cứu về ngành nghề
  • Lý do mà bạn muốn làm công việc đó?

Sau đây là 3 cách để bạn nói ra lý do theo đuổi ngành nghề đó:

    • Sử dụng những trải nghiệm trong quá khứ để dẫn tới lý do bạn cảm thấy công việc này hấp dẫn.
    • Hãy nói rằng công việc đó có thể giúp bạn phát huy đươc những kiến thức chuyên ngành của bạn khi còn học đại học.
    • Căn cứ vào ưu điểm, thế mạnh của mình mà nói rằng công việc này giúp phát huy thế mạnh đó của bạn.

 

Câu hỏi 10: Hãy PR bản thân bạn(自己PRをしてください)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Công ty muốn biết ứng viên có đủ năng lực để làm việc trong công ty không

Ví dụ như công ty tư vấn cần khả năng tư duy lý luận, công ty thương mại thì khả năng quản lý và khả năng thương lượng  được đề cao. Cứ như vậy, tuỳ theo công ty mà yêu cầu khả năng của ứng viên khác nhau.

  • Công ty muốn biết những cơ sở của việc PR đó

Nếu như bạn chỉ nói suông là tôi rất giỏi việc này thì sẽ không ai tin. Nhưng nếu bạn đưa ra những cơ sở, dẫn chứng cho việc này thì câu trả lời của bạn sẽ thuyết phục hơn rất nhiều

  • Họ muốn biết là liệu những điểm mạnh của bạn có đủ để làm việc trong công ty.

Điểm mạnh cũng có những mức độ khác nhau. Điểm mạnh của bạn có thể cải thiện được vấn đề gì cho công ty, có thể mang lại lợi ích cho công ty không là điều rất cần thiết.

Để có thể thành công khi PR bản thân:

  • Những gì ứng viên PR về bản thân có thống nhất với những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên  không?

Dù bạn có cố gắng lăng xê bản thân mình như thế nào, mà những thứ đó bạn không thể có cơ hội phát huy trong công ty, hay không có ích lợi gì cho công việc thì cũng không có ý nghĩa.

Muốn biết công ty mình ứng tuyển cần những năng lực điểm mạnh gì thì hãy phân tích công ty thật kỹ lưỡng.

Những bài phỏng vấn không bị lan man là những bài thấu hiểu được những năng lực mà nhà tuyển dụng đòi hỏi

  • Truyền đạt từ chủ trương đến cơ sở đến thứ tự ví dụ cụ thể

Ban đầu bạn nên đi từ kết luận để cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh trong năng lực của bạn. Tiếp đến bạn sẽ nói về cơ sở căn cứ để bạn trình bày những điểm mạnh đó. Ví dụ như điểm mạnh đó được phát huy mạnh mẽ nhất là trong các hoạt động…. thời sinh viên…. Cuối  cùng hãy nói những ví dụ cụ thể như là những điểm mạnh ấy đã được phát huy ra sao và đạt được những thành quả như thế nào..

  • Đi vào chi tiết

Việc trình bày chi tiết căn cứ, cơ sở của năng lực và điểm mạnh của bạn là vô cùng cần thiết. Bạn phải nói như thể nào để những người hoàn toàn không biết gì về bạn có thể hiểu được.

Ví dụ: Tôi đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ…..

Để giải quyết nhiệm vụ đó, tôi nghĩ cần phải…..

Do đó, tôi đã thực hiện những cách giải quyết….

Kết quả đã đem lại cho tôi bài học kinh nghiệm là…..

  • Nói về những định hướng tầm nhìn trong tương lai

Những năng lực mà bạn PR cho phía công ty cần phải có ích đối với công ty. Để nhà tuyển dụng nghĩ rằng những năng lực bạn có trong tay phù hợp và có lợi cho công ty hãy nói về tầm nhìn trong tương lai. “Công việc này của quý công ty các ngài rất cần đến năng lực này. Những năng lực ấy của tôi sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc… của các vị.”

  • Tư thế khi phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn bạn nên ngồi với tư thế ưỡn ngực, thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt người đối diện nhưng hạn chế nhìn liên tục mà có thể hạ tầm nhìn xuống vùng cổ, cà vạt, sử dụng body language, nói bằng giọng to, rõ ràng.

Thái độ khi phỏng vấn của các bạn sẽ để lại ấn tượng to lớn tới nhà tuyển dụng. Nếu bạn nói bằng sự tự tin thì bài PR của bạn sẽ được đánh giá cao. Nếu bạn nói bằng giọng lo lắng, sợ sệt thì bài phỏng vấn của bạn sẽ bị điểm trừ.

Nối tiếp các bài viết trước, bộ 10 câu hỏi tiếp theo này sẽ hoàn toàn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng Nhật Bản. Bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho các buổi phỏng vấn chưa?

Câu hỏi 21: Suy nghĩ của bạn về các vấn đề thời sự hiện nay? (時事問題についての質問)

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Xem ứng viên có quan tâm đến những vấn đề xã hội không
  • Xem ứng viên có bày tỏ được quan điểm của mình không

Cách trả lời và lưu ý:

  1. Xem tin tức gần nhất

Nếu trong các bài kiểm tra viết mà công ty tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa những câu hỏi liên quan đến những chủ đề nhỏ. Nhưng nếu trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chủ đề lớn như “Chính sách kinh tế Abenomics”,…

Khi chuẩn bị cho những câu hỏi về vấn đề hiện tại, hãy thường xuyên đọc trên mạng các bài báo từ những tờ báo chính (Asahi, Mainichi, Nikkei, Sankei,…).

  1. Sẵn sàng cho việc giải thích và nêu ý kiến bản thân về tin tức đó

Khi được hỏi về vấn đề hiện tại, bạn hãy nói theo 2 bước:

  • Giải thích cách hiểu của bản thân về vấn đề được hỏi
  • Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề được hỏi
  1. Hãy nói về ảnh hưởng mà vấn đề hiện tại sẽ đem đến cho công ty về sau.

Bạn hãy tự mình suy nghĩ và trả lời xem tin tức này sẽ ảnh hưởng đến xã hội, việc kinh doanh như thế nào. Như thế, người phỏng vấn sẽ có ấn tượng rằng bạn là người có thói quen hay tự mình suy nghĩ nhiều vấn đề.

  1. Hãy trả lời “Tôi không biết” đúng lúc

Trong một số trường hợp không biết về vấn đề được hỏi, hãy trả lời một cách chân thành nhất:

申し訳ありません。勉強不足のため、わかりません。次回までに必ず勉強してきます

(Thành thật xin lỗi. Vì chưa ôn luyện đầy đủ nên tôi không biết về vấn đề này. Lần tới tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn)

Nếu bạn trả lời một cách ngắc ngứ như「ええと…バーゼルですか…大事だと思います」thì sẽ gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 22: Cuối cùng, bạn có câu hỏi gì không? (最後に何か質問はありますか?)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Biết được ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không?
  • Kiểm tra xem ứng viên có năng lực đưa ra câu hỏi không? Vì nếu đưa ra được câu hỏi tốt, thì ứng viên là người có khả năng lấy được những thông tin hữu ích từ người khác, và làm tăng tính hiệu quả của công việc.
  • Xoá bỏ những thắc mắc và hiểu lầm ở cả 2 phía nếu có

Cách trả lời

  • Chuẩn bị câu hỏi từ trước
  • Đặt câu hỏi chi tiết và nhắm đến điểm trọng yếu của đối phương.

Ví dụ như câu hỏi Kinh doanh thành công và kinh doanh thất bại khác nhau ở điểm nào. Đối với bộ phận nhân sự có thể hỏi câu: điểm khác biệt giữa nhân viên có thể nâng cao được thành tích của công ty và các nhân viên khác là gì ? Chúng ta nên hỏi những câu hỏi mà có thể khai thác được kinh nghiệm của người khác.

  • Đừng đặt những câu hỏi mà đối phương khó trả lời
  • Đừng hỏi về chiến lược kinh doanh của công ty
  • Đừng hỏi những câu hỏi đóng khiến đối phương chỉ có thể trả lời đúng sai, có không.

Câu hỏi 23: Đối với bạn “công việc” là gì?  (あなたにとって仕事とは何ですか?)  

Ý đồ của công ty:

  • Biết được quan điểm về công việc của ứng viên
  • Quan điểm của ứng viên và văn hóa công ty có thống nhất không

Cách trả lời:

  1. Đừng trả lời sự thật, hãy nói ra nguyện vọng lớn lao của bạn

Câu hỏi này được đưa ra để hỏi bạn ý thức về công việc như thế nào. Vì thế, đừng trả lời những câu như “Để kiếm tiền”, “Để trang trải sinh hoạt”. 

  1. Tham khảo triết lý kinh doanh hoặc văn hóa công ty

Câu hỏi này để nhà tuyển dụng xem quan điểm về công việc của bạn và những triết lý, văn hóa của công ty có hợp nhau không. Nếu nhà tuyển dụng thấy rằng không phù hợp lắm thì sẽ là điểm trừ trong việc tuyển dụng.

  1. Kết hợp với kinh nghiệm bản thân

Nếu bạn kết hợp cùng với những trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, thì sẽ làm câu trả lời tăng tính thuyết phục hơn.

  1. Hãy nói về những ấp ủ cho công việc sau này

Sau khi giải thích đối với bản thân công việc là gì, nếu bày tỏ những dự định cống hiến của mình cho công ty, sẽ làm nổi bật mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp tuyển dụng của mình.

Câu hỏi 24: Bạn có kính trọng một người nào đó không? (尊敬する人はいますか?)

Dụng ý của nhà tuyển dụng:

Ở câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng không phải muốn biết về người mà bạn kính trọng là ai. Mà với lý do tại sao bạn kính trọng người đó, họ sẽ biết được những quan điểm, suy nghĩ của bạn.

Giả sử như người mà ứng viên kính trọng là Masayoshi Son, thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng bạn chú trọng đến những điều như “sự thử thách”, “sáng tạo trong công việc”, “sẵn sàng hành động”

Cách trả lời và lưu ý:

  1. Trước tiên nói đến lý do tại sao kính trọng

Người mà bạn kính trọng là ai không quá quan trọng, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là tại sao bạn lại kính trọng người đó. Ví dụ như nếu bạn kính trọng Steve Jobs thì lý do tại sao, tinh thần chấp nhận thử thách, hoặc là sự chăm chút đến từng chi tiết nhỏ,… Hãy nói rõ chính xác lý do của bạn.

  1. Sẽ khá khó khăn nếu trả lời đó là bố mẹ

Cũng có nhiều người nói người họ kính trọng nhất là bố mẹ. Tuy nhiên, ý đồ của câu hỏi phỏng vấn này là để biết về tính cách của ứng viên. Vì thế đừng trả lời những lý do hiển nhiên, thông thường như “Vì bố mẹ là người đã sinh ra và nuôi lớn tôi”, hay “Họ đã thực hiện công việc một cách tuyệt vời”, bạn sẽ không thể thể hiện được những quan điểm, cách nghĩ của mình.

  1. Liên hệ với việc PR bản thân

Do ảnh hưởng của người mà bạn kính trọng, bản thân đã thay đổi như thế nào, khi nói về điều này cũng liên hệ với phần PR bản thân. Có một từ đó là 「ロールモデル」(role model, hình mẫu lý tưởng), ai cũng có một hình mẫu để hướng tới và trưởng thành giống như người đấy. Vì thế, nếu người bạn kính trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân, hãy truyền tải điều đấy đến người phỏng vấn.

 

Câu hỏi 25: 5 năm sau bạn mong muốn mình sẽ trở thành như thế nào? (5年後の自分はどうなっていたい?)

Cách trả lời:

  1. Nghiên cứu kỹ ngành nghề, công việc

Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn cũng cần giải thích được một nhân viên làm việc ở công ty này trong 5 năm làm những công việc gì. Nếu biết được điều đấy, bạn có thể trả lời chi tiết câu hỏi này.

Có một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Hỏi kinh nghiệm đàn anh đi trước, xác định con đường sự nghiệp
  • Nắm được công việc 5 năm sau bằng mục  「先輩社員インタビュー」
  • Sử dụng những trang web như キャリコネ (careerconnection.jp) và dựa trên kinh nghiệm cũng những nhân viên 28, 30 tuổi.
  1. Trình bày bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được mong muốn của mình

Không chỉ trả lời 5 năm sau mình sẽ như thế nào, nếu nói đến mình sẽ nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu đó, thì bạn sẽ thể hiện được lòng nhiệt huyết trong công việc của mình đến với nhà tuyển dụng.

  • Sau khi vào được công ty, sẽ nỗ lực học tập …, rèn luyện…
  • Sau 5 năm tôi sẽ ở vị trí …

Cách trả lời như này có thể truyền tải một cách dễ hiểu và lòng nhiệt huyết đến đối phương.

  1. Trả lời câu hỏi “Điều quan trọng nhất trong công việc”

Trong quá trình tuyển dụng, cũng có những người trả lời những vấn đề riêng tư như “Với vai trò là một người mẹ, tôi muốn sắp xếp công việc và gia đình ngang hàng với nhau”. Tuy nhiên, khi gặp câu hỏi phỏng vấn này hãy trả lời những điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc.

Và bạn hãy trả lời về mục tiêu 5 năm sau của mình như là điều quan trọng nhất trong công việc, tránh nói về những vấn đề riêng tư cá nhân.

Câu hỏi 26: Hãy nói về nội dung bài nghiên cứu trong seminar của bạn (研究内容を教えてください)

Nội dung nghiên cứu của seminar hoàn toàn bao gồm những kiến thức chuyên môn. Vì thế để giải thích cho bộ phận tuyển dụng, người không có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau, thì không phải là dễ. Cho nên rất nhiều ứng viên không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này suôn sẻ.

Lý do nhà tuyển dụng hỏi về nội dung nghiên cứu của bạn

  • Muốn biết ứng viên có nỗ lực, nghiêm túc trong việc học không
  • Muốn biết khả năng giải thích và trình bày vấn đề của ứng viên

Có thể giải thích những kiến thức chuyên môn rất khó hiểu cho một người bình thường có thể hiểu được là một kỹ năng quan trọng. Nhà tuyển dụng muốn xem xem bạn có thể truyền tải được dễ hiểu đến đâu.

  • Những nghiên cứu của seminar là những thứ mà sinh viên tâm đắc nhất trong quá trình học đại học. Thông qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sinh viên đã học những gì và đã trưởng thành như thế nào

Cách trả lời và lưu ý

  • Không sử dụng những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành mà dùng những từ ngữ thông thường dễ hiểu.
  • PR bản thân qua những gì mà bạn đã học được sau seminar

Không đơn thuần chỉ là giải thích về nội dung nghiên cứu, hãy trình bày mình sẽ phát huy những gì trong công việc

Câu hỏi 27: Điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc là gì?

(働く上で大切なことは何ですか?)

Nếu gặp phải câu hỏi phỏng vấn này, bạn hãy nghĩ điều quan trọng nhất đó là định hướng trong công việc của mình, và trả lời tương tự câu 6.

Câu hỏi 28: Khả năng đặc biệt khác của bạn là gì? (あなたの特技は何ですか?)

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Muốn biết bạn đã nỗ lực, chuyên tâm cho khả năng đặc biệt của mình
  • Muốn được nghe những chuyện mà ứng viên đắc ý, và thư giãn khi đang phỏng vấn
  • Đây không phải câu hỏi mang tính quyết định

Cách trả lời

Bước 1: Bạn đã nỗ lực tập luyện khả năng như thế nào

Nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết “Khả năng đặc biệt của bạn là gì?”, mà còn quan tâm đến việc thông qua những nỗ lực luyện tập có thể nhìn thấy được con người của ứng viên.

Bước 2: Những gì bạn học được thông qua khả năng đặc biệt đó

Bạn cũng hãy nói về những gì mình học được qua việc nỗ lực luyện tập kỹ năng đó. Các doanh nghiệp đánh giá cao những nhân viên học được và trưởng thành từ những kinh nghiệm. Theo bảng điều tra của Recruit, điều quan tâm đứng thứ 3 mà các công ty thường hướng đến là “khả năng làm việc sau này”

Vì thế đừng quên những gì mình đã học được và hãy truyền tải đến các doanh nghiệp.

Bước 3: Tự tin thể hiện bản thân mình

Từ những kinh nghiệm tuyển dụng, tôi vẫn được người khác hỏi rằng “Quả nhiên là những người thích vận động, hướng ngoại thì gây được ấn tượng tốt hơn phải không?”. Tuy nhiên, những kỹ năng của người năng nổ, thành tích đạt được như thế nào, có bằng cấp hay không hoàn toàn không liên quan. Những khả năng của người hướng nội cũng được, bằng cấp không có cũng không sao. Chỉ cần bạn tự tin trả lời rằng “Đó là khả năng đặc biệt của tôi” thì bất cứ điều gì cũng được.

Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp không quá chú trọng vào sở thích, khả năng đặc biệt của ứng viên. Họ hứng thú với tính cách con người ứng viên sau khi đã nỗ lực chú tâm tập luyện khả năng của mình.

Câu hỏi 29: Hãy nói về quyển sách bạn đọc gần đây (最近読んだ本を教えて下さい)

Ý đồ của công ty:

Thông qua câu hỏi phỏng vấn này, doanh nghiệp muốn biết nhiều hơn về phía ứng viên, điều ứng viên quan tâm, sở thích, quan niệm về giá trị và những điều này đều thể hiện tích cách, con người của ứng viên.

Cách trả lời và lưu ý:

  • Không nhất thiết phải vươn quá cao

Nhiều người để nhận được sự đánh cao từ nhà tuyển dụng, đều trả lời những câu như “Gần đây tôi đã đọc quyển Vốn thế kỷ 21 của Thomas Piketty” hay những quyển sách của Drucker. Tuy nhiên nếu nói đến lý do, mà chỉ trả lời rằng “Tôi nghĩ đó là quyển sách tuyệt vời” thì câu trả lời đó sẽ mất đi giá trị.

Hãy cứ nêu tên quyển sách bất kỳ mà bạn đọc gần đây. Tuy nhiên, vì là buổi phỏng vấn xin việc, những quyển sách giáo dục, thực hành, kinh tế thì sẽ dễ gần hơn tiểu thuyết.

  • Hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí

Với sinh viên thì vẫn có người trả lời gần đây đọc truyện tranh hay tạp chí. Tuy nhiên, với người đi làm thì nhiều người cho rằng đọc truyện tranh hay tạp chí là không phải đọc sách, vì thế hãy hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí.

  • Tại sao lại cảm thấy nó thú vị?

Khi được hỏi “Bạn đọc thể loại sách gì, quan tâm đến những điều như thế nào?”, nhà tuyển dụng muốn nắm được những điều quan tâm, quan điểm của ứng viên.

Vì thế, không chỉ trả lời là đọc sách gì mà hãy kết hợp thêm với việc nói thêm quyển sách đó thú vị ở điểm gì, như thế nào.

  • Ảnh hưởng của sách như thế nào, khiến các hoạt động của bản thân thay đổi ra sao

Nếu nói rằng bạn đã áp dụng những gì học được trong sách sẽ khơi dậy tính tò mò của đối phương. Người trưởng thành từ những kiến thức học được từ trong sách vở, cũng là người sẽ trưởng thành nhờ hấp thụ kiến thức trong công việc.

Nếu bạn có bị ảnh hưởng bởi những quyển sách đã đọc, hãy truyền tải điều đó đến với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 30: Hãy nói về lý do khiến bạn bị lưu ban  (留年理由について教えてください)

Nếu ứng viên là người đã từng bị lưu ban hay học chậm một năm ở trường đại học, nhà tuyển dụng sẽ để ý và đưa ra câu hỏi phỏng vấn này

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Xác nhận khả năng quản lý bản thân
  • Ứng viên có ưu tiên việc gì hơn việc học không
  • Ứng viên có khả năng cải thiện bản thân không

Cách trả lời và lưu ý:

  • Bày tỏ ý định tự nguyện kiểm điểm bản thân

Việc lưu ban là một chuyện không tốt. Vì thế, việc đầu tiên là chấp nhận lỗi của mình, kiểm điểm vì đã thờ ơ với việc học, xác nhận lại lỗi của bản thân. Nếu nói ra lỗi lầm của mình, người phỏng vấn sẽ nhanh chóng dễ dàng chấp nhận ứng viên hơn.

  • Bày tỏ chính xác lý do lưu ban

Hãy nói về lý do bạn bị lưu ban. Nếu có thể nói ra lý do mang sức thuyết phục đối phương, thì sẽ tránh được điểm trừ trong buổi phỏng vấn.

Tuy nhiên, nếu lý do không chính đáng, trong trường hợp bạn dành thời gian cho việc thả lỏng, chơi đùa, thì hãy nhận lỗi như “Vì đã quá nhiệt tình cho việc hoạt động câu lạc bộ, mà tôi đã dần trở nên thờ ơ với việc học”.

  • Nói về cách để cải thiện bản thân

Việc quan trọng là bài học từ sự thất bại, bạn đã thực hiện thay đổi như thế nào. Thất bại là một việc mà ai cũng có thể mắc phải. Khi đã học được bài học thì sẽ không mắc lại lần thứ hai. Vì thế, hãy nói bạn đã lên hoạch cải thiện bản thân chi tiết như thế nào để đầu tư, cố gắng trong việc học.

 

Categories

Recent posts